Tổng hợp giá dầu thế giới tuần qua và những nhân tố tác động

Giá dầu trong thời gian qua đã có những mức tăng cao nhất trong vòng 5 tuần nhưng rồi lại biến thiên, đảo chiều liên tục trong mấy ngày gần đây. Vậy đâu là nhân tố đã tác động đên giá dầu thế giới trong thời gian vừa qua.

Giá dầu biến động ở mức giá cao

Sau khi  thiết lập ở mức cao nhất kể từ 21/4, Giá dầu thô Hoa Kỳ kỳ hạn thán 7 đã giảm 13 cent xuống 104,22 USD/thùng đây vẫn là mức giá ở trên đỉnh trong 5 tuần vừa qua.

Trong phiên giao dịch rạng sáng 26/5 vừa qua giá dầu bất ngờ giảm xuống 103,97 USD/thùng trên sàn Nymex và giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 0,67 USD xuống 109,87 USD/thùng trên sàn ICE.

Tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) giao tháng 7/2014 giảm 26 xu Mỹ xuống 104,09 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 26 xu Mỹ xuống 110,26 USD/thùng.

Tuy nhiên ngày 28/5 giá dầu đã phục hồi mức trên 104 USD/ thùng theo đó chốt phiên 27/5, giá dầu WTI giao tháng 6 gần như không đổi ở mức 104,7 USD/thùng sau khi giảm 0,2% phiên trước đó. Giá dầu Brent giao tháng 6 cũng giảm 0,3% xuống 110,2 USD/thùng trên sàn ICE.

Chốt phiên ngày 28/5 giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7 giảm 1,3% xuống 102,72 USD/thùng trên sàn Nymex trong khi giá dầu Brent giảm 0,2% xuống 109,81 USD/thùng trên sàn ICE do dữ báo dự trữ dầu tăng

Trong phiên giao dịch 30/5 ngày hôm nay, giá dầu thô tương lai trên thị trường Mỹ đảo chiều thành công và tăng nhẹ vào cuối phiên, nhờ giá đồng USD suy yếu và lượng cung dầu thô tuần qua tại Mỹ tăng thấp hơn dự báo.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York tăng nhẹ 48 cent, tương ứng với mức 0,5%, lên 93,61 USD mỗi thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu loại này đã trượt mạnh xuống vùng 93,13 USD/thùng, thấp nhất kể từ phiên 1/5 cho tới nay.

Tại sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc tiếp tục giảm thêm 3 cent, xuống còn 102,16 USD mỗi thùng. Hiện khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô New York và dầu thô Brent Biển Bắc tiếp tục dao động ở khoảng hơn 8 USD mỗi thùng.

Qua đó co thể thấy thì trường dầu trong thời gian qua đầy biến động với những nghi ngại từ thị trường. Dù dự báo dự trữ tăng nhà đầu tư vẫn thận trọng bởi nhưng diễn biến phức tạp về chính trị ở Libya và Ukraine…

5 nhân tố chi phối giá dầu trong thời gian qua

Một là nguồn cung cấp bất ngờ thiếu hụt, đặc biệt là tại Châu Phi có thể tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô Brent trong suốt năm, 2014. Morgan Stanley dự báo nguồn cung thiếu hụt có thể duy trì tại mức 1,5-2 triệu thùng/ngày với Lybia có thể chiếm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong số đó. Các nhà phân tích đã gia tăng lạc quan về sản lượng dầu thô tại Lybia khi các nhóm nổi dậy đã trao trả quyền kiểm một vài cảng xuất khẩu cho chính quyền trung ương. Tuy nhiên dấu hiệu chỉa rẽ trong chính phủ cấm quyền dẫn đầu bởi hành động cướp chính quyền của một tướng giả mạo đang gây ra tình trạnh hỗn loạn hơn nữa tại nước xuất khẩu dầu thô OPEC này. Trong khi đó, bất mãn xã hội tại Nigieria do tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo cũng như tình hình các chiến binh Hồi giáo có thể khiến quốc gia này thiếu hụt dầu thô hơn nữa và gia tăng nguy cơ cho các công ty đang điều hành kinh doanh trong khu vực này. 

Thứ hai, mặc dù mối căng thẳng giữa Ukraina và Nga hiện đang giảm nhiệt một phần, hoặc là ít nhất Putin đang thực hiện bước rút lui chiến thuật để chuẩn bị cho bước tiếp theo, viễn cảnh bất ổn hơn nữa trong khu vực và các lệnh trừng phạt chống lại các công ty Nga có thể tiếp tục duy trì nguy cơ đối với giá dầu. Sự kiện chủ chốt tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 25/05, khi Ukraina tổ chức bầu cử tổng thống và sau đó ngày 03/06, thời hạn Gazprom cảnh báo có thể ngừng cung cấp gas cho Ukraina trừ khi nước này thanh toán trước tiền cung cấp gas.

Thứ ba, có vẻ như Trung Quốc đang ra sức tích cực làm đầy khi dự trữ chiến lược của mình kể từ đầu năm nay. Một lí do khiến nước tăng mức dự trữ dầu là trường hợp nguồn cung gián đoạn do bất ổn giữa Ukraina và Nga. Mặc dù mức nhập khẩu dầu thô kỉ lục của Trung Quốc là 6,78 triệu thùng/ngày trong tháng Tư đã gây ấn tượng rằng nhu cầu tiêu thụ dầu đang tăng vọt nhưng thực tế là 360 ngàn thùng/ngày đã chảy vào các khi dự trữ, lên mức 43,5 triệu thùng đến nay.

Barclay’s ước tính Trung Quốc có thể làm đầy thêm 15 triệu thùng trong suốt năm 2014. Theo Ngân hàng Deutsche Bank, Trung Quốc đang tham gia vào thị trường bất kể khi nào Brent giảm gần mức £105/thùng. Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục mua đến cuối năm nhưng mức hỗ trợ có thể không được mạnh mẽ như trong 5 tháng qua.

Thứ tư, dự trữ dầu thô Mỹ gần 400 triệu thùng, mức cao nhất từ khi EIA bắt đầu phát hành số liệu cập nhật năng lượng tuần vào năm 1982. Đây cũng có thể là mức cao nhất trong năm 2014 Tuy nhiên do Mỹ đang hướng đến mùa tiêu thụ xăng cao điểm hè, nhu cầu tiêu thụ từ các nhà máy lọc dầu có thể bắt đầu tăng và khiến cho giá dầu cao hơn trong suốt Q2 và Q3.

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn có nghĩa là nhu cầu tiêu thụ có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2014. Theo IEA, OPEC cần phải tăng sản lượng thêm 900 ngàn thùng/ngày trong Q3 từ mức sản xuất tháng Tư để cân bằng cán cân trong nhu cầu tiêu thụ cải thiện. Trong khi các nhà sản xuất OPEC có khả năng thực hiện điều này thì các vấn đề thiếu hụt không mong muốn có thể ngăn chặn mục tiêu sản lượng đạt được của nhóm.

Chu Quỳnh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục