5 ngày đi viện giải thoát bệnh “khó nói” đeo đẳng suốt 15 năm

(Kinhdoanhnet) - Bị bệnh sa sinh dục – đại tràng “ám ảnh” suốt 15 năm trời, cuối cùng bà Duyên cũng may mắn được chữa trị sau ca phẫu thuật thành công. Sau 5 ngày nằm viện, bà ngỡ là mơ vì gánh nặng bệnh tật đã hoàn toàn chấm dứt.

Khoảng 2 tháng nay, bà con láng giềng ở thôn Tiền Phong, xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) vui lây với cuộc sống mới của bà Lê Thị Duyên kể từ khi bà trở về sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh) hồi tháng 10/2017. Người phụ nữ từng suốt ngày ở cảng cá hoặc chỉ ru rú trong nhà, không giao lưu với ai giờ đây đã đổi thay hoàn toàn, thậm chí nhìn trẻ ra so với tuổi 50. Gặp ai bà cũng phấn chấn khoe tin vui “nhà sắp có thêm cháu nội”.

5 ngày đi viện giải thoát bệnh “khó nói” đeo đẳng suốt 15 năm - Ảnh 1

Bà Duyên phấn chấn, như trẻ trung hơn tuổi 50 sau khi được chữa khỏi căn bệnh đeo đẳng 15 năm.

Năm 2002, bà Duyên sinh đứa con thứ 3. Con chưa đầy tháng bà đã trở lại công việc mưu sinh trên cảng cá. Không được kiêng cữ nên 2 năm sau, bà có dấu hiệu bị sa sinh dục - đại tràng. Bà làm đủ mọi cách nhưng bệnh không thuyên giảm. Chuyện vệ sinh cá nhân cũng trở thành nỗi sợ hãi vì khối sa khiến bà gặp khó khăn khi đi lại, gây tình trạng tiểu khó, buốt, đau đớn khi đi ngoài,… Bà chẳng thể chia sẻ cùng ai vì nhà có 3 cậu con trai. Một mình đối mặt với căn bệnh “khó nói”, lại không lao động được, bà càng ngày càng tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí rơi vào trầm cảm.

Nhiều lần đi khám, bà Duyên đều được tư vấn phải phẫu thuật cắt bỏ khối sa sinh dục - đại tràng nhưng vì kinh tế khó khăn, chồng lại mất sớm nên bà chưa một lần dám mổ. Được giới thiệu đến chương trình khám chữa bệnh từ thiện của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh), bà Duyên đã tìm đến và được BS Trần Thanh Hùng (trưởng khoa Ngoại) khám. Kết quả cho thấy bà bị sa bàng quang độ 3, sa tử cung độ 2 và sa trực tràng độ 1. BS Hùng cùng êkip đã tiến hành phẫu thuật ngay để giải thoát nỗi đau đeo đẳng quá lâu cho người bệnh.

“Đây là một trong những trường hợp sa sinh dục – bàng quang nặng nhất mà chúng tôi đã gặp. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nâng sa bàng quang qua ngả âm đạo bằng lưới TOT – giúp bệnh nhân không đau, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi tốt. Đây cũng là trường hợp áp dụng phương pháp phẫu thuật TOT đầu tiên tại Quảng Ninh. Sau ca mổ, bà Duyên đã đi lại được bình thường và xuất viện sau 5 ngày” - BS Hùng thông tin.

5 ngày đi viện giải thoát bệnh “khó nói” đeo đẳng suốt 15 năm - Ảnh 2

“Dù bị bệnh gì, chị em cũng không nên mặc cảm mà chữa muộn ảnh hưởng đến cuộc sống” - Bà Duyên chia sẻ sau khi được chữa khỏi căn bệnh “khó nói”. 

Trở về sau ca phẫu thuật, bà Duyên quý trọng sức khỏe hơn bao giờ hết. “Tôi đã tăng được 3kg, người khỏe khoắn, tinh thần thoải mái. Bệnh đeo đẳng hàng chục năm trời, vậy mà chỉ có mấy ngày nằm viện tôi đã trở lại bình thường như chưa mắc bệnh. Nếu như trước kia, tôi không xấu hổ, tự ti thì đã không phải khổ sở như vậy suốt bao năm như vậy. Đây cũng là lời nhắn nhủ của tôi tới các chị em không may bị căn bệnh này, không nên nghĩ bệnh kín, bệnh khó nói mà chữa muộn để ảnh hưởng đến cuộc sống” – bà nói.

Bà Lê Thị Duyên là một trong số hàng ngàn ca bệnh trên cả nước đã được Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ điều trị bệnh thành công. Hiện nay, Quỹ Thiện Tâm đang tiếp tục hỗ trợ chi phí điều trị cho bệnh nhân ung bướu, tim mạch, ghép tạng, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tiết niệu, chấn thương chỉnh hình - tiêu hóa, điện quang can thiệp... Bệnh nhân có thể tìm hiểu thông tin về chương trình qua hotline 0934651926 hoặc email: vctt@quythientam.com.

Theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 10-30% phụ nữ Việt Nam bị sa sinh dục, phần lớn ở độ tuổi từ 40 - 60. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:
• Sinh nhiều lần, sinh quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật
• Những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó; 
• Sản phụ đi làm quá sớm sau sinh; phụ nữ phải lao động nặng nhọc, nhất là những người thường xuyên phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội.
Tuy nhiên, rất ít người đi khám e ngại bệnh lý vùng kín. Các bác sĩ khuyến cáo chị em khi có bất thường về vùng tầng sinh môn thì nên đi kiểm tra để có được tư vấn, điều trị kịp thời. 

PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục