Thiên Ngọc Minh Uy bị phạt nhiều nhất năm 2016

(Kinhdoanhnet) - Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy là doanh nghiệp đa cấp bị chính quyền địa phương xử phạt nhiều nhất trong năm 2016 với số tiền xử phạt hành chính lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.

Cục Quản lý cạnh tranh vừa có thông tin về việc tổng kết công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp năm 2016.

Theo đó, trong năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT), Bộ Công Thương đã kết thúc điều tra và xử phạt 35 doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp với tổng số tiền phạt hơn 8 tỷ đồng.

Danh sách 05 Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị xử phạt hành chính tại địa phương nhiều nhất năm 2016

TT

Tên công ty

Tổng số tiền phạt (đồng)

1

Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy

1,565,150,000 ₫

2

Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam

605,400,000 ₫

3

Công ty Cổ phần Everrichs

537,000,000 ₫

4

Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam

430,000,000 ₫

5

Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam

420,000,000


Tính đến đầu năm 2016, có 67 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, nhưng đến cuối tháng 3/2017, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm xuống còn 37 doanh nghiệp, (tương đương mức giảm 45% so với cuối năm 2015). Trong số này, có 15 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 12 doanh nghiệp chủ động chấm dứt hoạt động và 3 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp liên tục bị địa phương xử phạt, trong đó đứng đầu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy với số tiền phạt gần 1,57 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu dùng Việt Nam cũng bị phạt 605,4 triệu đồng. Tiếp đến, Công ty cổ phần Everrichs bị phạt 537 triệu đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên sư Việt Nam bị phạt 430 triệu đồng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư-Thương mại Trường Giang Việt Nam cũng bị phạt 420 triệu đồng.

Các vi phạm phổ biến được Sở Công Thương phát hiện và xử lý bao gồm: Ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp; Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ về hoạt động bán hàng đa cấp;...

Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2017 ​các cơ quan chức năng của Bộ sẽ duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đặc biệt là ở các địa phương.

Bên cạnh đó, ​nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trong quý 2/2017, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 42/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục