Năm 2018, 478 dòng thuế được cắt giảm còn 0%

(Kinhdoanhnet) - Theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc/New Zealand (AANZFTA), 85% dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2018 và 91% dòng thuế về 0% vào năm 2020.

Theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), đến năm 2018, chỉ còn 67 dòng sản phẩm còn duy trì thuế. Toàn bộ 80 sản phẩm áp thuế 5% sẽ giảm xuống 0%, các sản phẩm chưa cam kết cắt giảm sẽ chuyển sang mức thuế 50% (trứng gà, đường, mía, lá thuốc lá), 21 sản phẩm áp thuế 20% vẫn tiếp tục được duy trì.

Tương tự, thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, từ đầu năm 2015, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất của nhiều mặt hàng và đến năm 2018 sẽ về 0%. Trước mắt, từ đầu năm 2015, các mặt hàng thuộc nhóm thông thường sẽ được xóa bỏ thuế quan (quy định tại Thông tư 167/2014/TT-BTC). Sang năm 2016 sẽ có thêm 340 dòng thuế thuộc nhóm linh hoạt giảm thuế về 0% và đến năm 2018 có thêm 478 dòng thuế.

Với lâm sản và đồ gỗ, có 16 dòng sản phẩm ở mức thuế 5%và 20% vào năm 2015, giảm xuống còn 7 dòng sản phẩm hưởng thuế 20% vào năm 2018.

Đến năm 2018, còn 333 dòng sản phẩm được cắt giảm thuế xuống còn 0-0,5% theo cam kết của Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

68 dòng sản phẩm lâm sản và gỗ thuế về 0% vào năm 2015 và sẽ tăng lên 148/149 các dòng vào năm 2018.

78% dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020 theo cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Chỉ còn 77/149 sản phẩm gỗ và các sản phẩm gỗ hạ về mức 0% vào năm 2018, còn lại vẫn duy trì 1-15%.

Theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc/New Zealand (AANZFTA), 85% dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2018 và 91% dòng thuế về 0% vào năm 2020.

Hiệp định Đối tác xuyên thái Bình Dương (TPP) gồm 12 đối tác, và là Hiệp định lớn, đặt ra nhiều tiêu chuẩn mới trong những năm tới đây. Việc kết thúc cũng sẽ khó khăn hơn, hiện Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang tranh cãi rất cao với TPP. Theo nghiên cứu của các giáo sư Hòa Kỳ, nước được lợi nhất là Việt Nam. Lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ chưa tương xứng nhưng cũng đã ở giai đoạn cuối để sớm kết thúc đàm phán. Vấn đề chúng ta quan tâm nhất là đàm phán hàng hóa chủ động tấn công; giúp chúng ta chủ động thay đổi cơ cấu; mở cửa thị trường hàng hóa đối với thị trường nông sản; nếu thành công thì các sản phẩm như cá, tôm, và nông sản cơ bản về 0%.

Tuy nhiên, hội nhập cũng sẽ kéo theo hàng loạt rủi ro và thách thức mà sản xuất nông nghiệp phải đối đầu, trong đó, những mặt hàng “nhạy cảm” của ngành nông nghiệp như gạo, chăn nuôi, đường… sẽ buộc phải cắt giảm thuế suất về mức 0-5% chỉ trong một vài năm tới. Những năm qua, do Việt Nam được ưu ái khi gia tham gia các Hiệp định thương mại, nhưng chỉ một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ phải chơi cùng sân và chung luật. Một số mặt hàng nông nghiệp vừa qua được bảo hộ cao như chăn nuôi, mía đường… tới đây sẽ về mức thuế 0% trong khu vực ASEAN, vì vậy nếu chúng ta không có biện pháp phù hợp thì Việt Nam sẽ thành thị trường tiêu thụ của các nước.

Trước đó, từ 1-1-2015, hàng ngàn mặt hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, theo cam kết của Việt Nam khi thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2015-2018. Qua đó, giá của nhiều mặt hàng tiêu dùng sẽ rẻ hơn.

Theo Hiệp định ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam phải cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với 6.772 dòng trên tổng số 9.558 dòng của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Trong đó, thuế suất trung bình giai đoạn 2015-2018 là 7,38%/năm, giảm 2,15% so với năm 2014. Biểu thuế cụ thể quy định tại Thông tư 169/2014/TT-BTC.

Ánh Dương (Th)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục