Việt Nam - Thị trường màu mỡ cho mì gói Nhật Bản

(Kinhdoanhnet) - Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ mì gói hàng đầu thế giới với gần 5 tỷ gói mì một năm. Hiện các nhà sản xuất mì Nhật Bản xem đây là thị trường cực kỳ màu mỡ.

Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ mì gói hàng đầu thế giới và những công ty mì ăn liền Nhật Bản đang tranh giành nhau thị phần ở quốc gia Đông Nam Á này.

Hiện Việt Nam xếp thứ 4 trong số những thị trường mì gói lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.

Việt Nam - Thị trường màu mỡ cho mì gói Nhật Bản - Ảnh 1
Việt Nam xếp thứ 4 trong số những thị trường mì gói lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội mì ăn liền Thế giới có trụ sở tại Ikeda, Osaka, lượng tiêu thụ mì gói của người Việt Nam đạt 4,8 tỉ gói trong năm 2015. Với dân số 90 triệu người, điều này có nghĩa là tính trên đầu người, mỗi người sử dụng tới hơn 50 gói mì. Hiện quốc gia này chiếm 5% tổng nhu cầu mì gói trên toàn cầu.

Nếu như trước đây các công ty Nhật Bản tập trung vào việc bán mì gói giấy với giá thành rẻ hơn thì hiện tại họ đã chuyển hướng sang những loại mì đóng hộp để phù hợp với thị trường và nhắm tới những khách hàng giàu có hơn.

Công ty Liên doanh Acecook Việt Nam là một công ty con của Acebook Nhật Bản, có trụ sở tại tỉnh Osaka và đang là công ty chiếm lĩnh hơn 50% thị phần mì ăn liền tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Việt Nam hiện đạt 5% - 7%, GDP đầu người tăng gấp 5 lần so với 15 năm trước đó.

Điều này dẫn tới lượng cửa hàng ăn nhanh và cửa cửa hàng tiện lợi tăng nhanh chóng và sự thích thú đối với loại mì hộp so với mì thông thường cũng tăng lên do chúng dễ sử dụng.

“Mì hộp bán chạy hơn mì gói tại các cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh”, theo ông Junichi Kajiwara – Tổng giám đốc Acecook Việt Nam. “Trước đây điều này chưa từng xảy ra”.

Acebook Việt Nam nhắm tới việc tăng tỷ lệ doanh thu của mì hộp lên 5% từ mức 2% hiện tại đến cuối năm 2017.

"Dân số Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, ngay cả ở những vùng nông thôn. Nhu cầu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn rất lớn", ông Atsasuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết.

Ngoài ra một khi Cùng Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn thành, Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các công ty Nhật Bản tạo cơ sở để xuất khẩu mì ăn liền tới các thị trường lớn hơn.

Anh Phương (TH theo Vnexpress, Cafebiz)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục