Sức mạnh quân sự của nước nào đáng “gờm” nhất thế giới?

(Kinhdoanhnet) - Với số tiền khổng lồ chi cho ngân sách quốc phòng, Mỹ là quốc gia có sức mạnh quân sự đáng “gờm” nhất thế giới. Nga chỉ đứng ở vị trí thứ 2 và theo sau đó là Trung Quốc, theo bảng xếp hạng của Business Insider.

Dựa trên công trình nghiên cứu "Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự - Global Firepower Index," trang thông tin điện tử Business Insider đã lập bảng xếp hạng cho thấy về tiềm năng quân sự hùng mạnh.

Vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự là Mỹ tới ngân sách quốc phòng khổng lồ mà Business Insider gọi là "lực lượng quân sự" khổng lồ: hơn 612 tỷ USD/năm.

Nga đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng
Nga đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng

Nga đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, và theo dữ liệu của Global Firepower Index, chi phí quốc phòng của Nga chỉ có 76 tỷ USD/năm.

Business Insider cho biết thêm chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự được tính toán dựa trên 50 yếu tố, bao gồm ngân sách quốc phòng, nguồn nhân lực, số lượng khí tài, cũng như khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên.

'Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự' do Business Insider  công bố
"Chỉ số toàn cầu về sức mạnh quân sự" do Business Insider  công bố

Từ kết quả của bảng xếp hạng, Business Insider đã chỉ ra một số điểm đáng chú ý:

- Mỹ đầu tư một khoản ngân sách khủng cho quốc phòng

Mỹ rõ ràng đang dẫn đầu thế giới trong chi tiêu quân sự với hơn 600 tỷ USD một năm. Trung Quốc ở vị trí thứ hai với 130 tỷ USD, chưa bằng 1/3 so với Mỹ.

Theo một báo cáo từ Viện Stockholm International Peace Research (SIPRI) , Mỹ đã giảm ngân sách quốc phòng còn 7,8% chủ yếu do việc thu hồi dần dần các hoạt động quân sự ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Afghanistan và Iraq.

Trong khi đó, Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên tới 88 tỷ USD để "hiện đại hóa" quân đội và dự kiến nâng cấp kho vũ khí của nước này.

- Tàu sân bay vô cùng quan trọng nhưng nhiều quốc gia chẳng có lấy một chiếc.

Tàu sân bay đóng góp rất lớn vào sức mạnh quân sự tổng thể của một quốc gia. Những con tàu khổng lồ cho phép các dự án quốc gia vượt xa biên giới của họ và lan ra toàn thế giới. Chúng được dùng chủ yếu cho các căn cứ hải quân và không quân di động. Tàu sân bay cũng có thể mang theo máy bay, trong đó thay đổi đáng kể các yêu cầu giám sát toàn cầu.

Sự độc quyền của Mỹ về tàu siêu tàu sân bay làm tăng đáng kể sức mạnh quân sự của nước này. Mỹ đã triển khai một tàu sân bay về phía Vịnh Ba Tư để củng cố sức mạnh trên biển và trên không chuẩn bị cho cuộc tấn công chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq. Nga đã triển khai trước đó một tàu sân bay đến Địa Trung Hải để đối phó lực lượng nổi dậy Assad ở Syria.

- Đội tàu ngầm vô dụng của Triều Tiên

Một điều đáng chú ý trong bảng xếp hạng của Business Insider là chỉ số của Triều Tiên. Sự thật là Bình Nhưỡng có một hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng hầu hết trong số đó lại không sử dụng được.

Một phần ba trong số tàu ngầm của Triều Tiên sử dụng loại diesel lỗi thời từ những năm 1961. Những tàu ngầm này chỉ được trng bị các loại vũ khí có tầm bắn 4 dặm trong khi một tàu ngầm hiện đại của Mỹ  có tầm bắn 150 km.

Phương Anh

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục