Cuộc “cách mạng ô” ở Hong Kong đã đến hồi kết?

(Kinhdoanhnet) - CNBC cho biết, trong tuần này chính quyền Hong Kong đã dỡ bỏ những khu lều trại do người biểu tình dựng lên mà không vấp phải sự cố lớn nào. Điều này làm dấy lên câu hỏi phải chăng "cuộc cách mạng ô" đã đến hồi kết?

"Đây là khởi đầu của một kết thúc về sự chiếm giữ, nhưng tôi không nghĩ rằng phong trào sẽ kết thúc", David Zweig, giám đốc Trung tâm Quan hệ xuyên quốc gia của Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông Khoa học và Công nghệ, nói với CNBC.

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong đang lắng dần.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong đang lắng dần.

Theo phán quyết của tòa án, được hỗ trợ bởi cảnh sát, hôm thứ Ba chính quyền Hong Kong đã bắt đầu loại bỏ những chướng ngại vật xung quanh Citic Tower, tòa nhà văn phòng đặt tại trung tâm thành phố, sau khi chủ sở hữu của tòa nhà nộp đơn khiếu nại và tòa án đã ban hành lệnh giải tán người biểu tình ở khu vực này.

Hoạt động biểu tình chiếm đường phố ở Hong Kong diễn ra từ ngày 28/9 và bắt đầu trở nên căng thẳng khi chính quyền cố gắng dẹp cuộc biểu tình bằng hơi cay và bình xịt. Phần lớn người biểu tình sử dụng ô một phần để che nắng, một phần để chống lại hơi cay từ phía cảnh sát. Bởi vậy, cuộc biểu tình còn được gọi là "cuộc cách mạng ô".

Những nhà quan sát ở Hong Kong hy vọng các trang web phản đối chính quyền sẽ được xóa dần trong vài tuần tới. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo về nguy cơ bạo lực có thể bùng phát một lần nữa, đặc biệt là ở quận  Mong Kong đã bị chiếm đóng bởi người biểu tình dày dạn kinh nghiệm trong các hoạt động xã hội, chứ không phải là sinh viên.

"Sinh viên đang phải tham dự kỳ thi, bởi vậy trong tháng tới khả năng số lượng người tham gia sẽ tăng lên rất nhiều", Michael DeGolyer, một giáo sư tại Đại học Baptist Hồng Kông cho biết. "Trong khi đó, tình hình Mong Kok sẽ diễn biến khá phức tạp".

Trong khi những cuộc biểu tình diễn ra khá yên tĩnh ở hầu hết các nơi thì cũng đã xuất hiện những trường hợp gây náo loạn. Hôm qua, 19/10, một nhóm nhỏ người biểu tình đã đột nhập vào cơ quan lập pháp của thành phố thông qua một cửa bên, khiến cảnh sát chống bạo động phải can thiệp bằng cách sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để đối phó.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trong khi số người lựa chọn ủng hộ biểu tình đang giảm dần sau khi nỗ lực của họ để đàm phán với chính phủ thất bại, các nhà phân tích lại cho rằng còn có một khả năng khác.

Cheng cho biết một nhóm các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ có thể từ chức từ các cơ quan lập pháp thành phố để châm ngòi cho một cuộc bầu cử sẽ được sử dụng như một cuộc trưng cầu nhằm đo lường dư luận. "Đây là một cách quan trọng để thể hiện ý chí của người dân Hong Kong", ông nói.

Trong khi đó, sinh viên sẽ cần phải tìm ra một chiến lược dài hạn cho làm thế nào họ sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân chủ tại Hong Kong, Zweig nói.

Tháng Giêng: Một tháng quan trọng

DeGolyer cho biết chính sách của Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh vào tháng 1 năm tới sẽ là sự kiện quan trọng tiếp theo đối với những người biểu tình. "Đây sẽ là những chính sách quan trọng nhất tại Hồng Kông từ năm 1997," ông nói.

"Nếu ông Lương không làm gì để giải quyết nguồn gốc cơ bản dẫn đến phong trào biểu tình, trong đó bao gồm sự bất bình đẳng, chi phí sinh hoạt cao... , thì gần như chắc chắn sẽ lại bùng phát các cuộc biểu tình tương tự mà thôi".

Phương Anh

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục