Bạn đã biết gì về "cơn sốt" Bitcoin?

(Kinhdoanhnet) - Bitcoin đang tạo nên "cơn sốt" trên toàn thế giới và thậm chí cũng dần "nóng" lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Bitcoin, công nghệ blockchain là gì hay "đào" Bitcoin là như thế nào.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở.

Bitcoin được phát hành năm 2009 bởi một nhân vật bí ẩn có biệt danh Satoshi Nakamoto. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở.


Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, càng ngày, nó càng được nhiều người tin tưởng và chấp nhận. Bitcoin có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán và ai cũng có thể sở hữu thông qua việc giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là "đào".

Tích hợp sẵn trong giao thức Bitcoin là công nghệ blockchain. Tất cả giao dịch mua và bán đều được cập nhật trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng.

Công nghệ blockchain

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Công nghệ blockchain
Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối (blockchain). Ảnh: PCworld.

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi "dấu hiệu của niềm tin". Về cơ bản blockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận một giao dịch trước khi nó có thể được xác nhận và ghi lại.

Đào Bitcoin

Khái niệm "đào" trên thực tế là việc Bitcoin được cấp tới các máy tính để trả công cho việc chúng tham gia vào hoạt động xác minh giao dịch và ghi chúng vào một cuốn sổ cái (blockchain). Cuốn sổ này được phân tán trong mạng ngang hàng và sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Bitcoin cũng không phải là một đơn vị cụ thể, nó có thể được chia nhỏ hơn nữa tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là Satoshi, được đặt tên theo người sáng lập.

Là một hệ thống phân cấp, Bitcoin không có bên thứ ba nào đứng ra làm trung gian điều khiển. Thao tác "đào" cũng chính là việc giúp xác nhận giao dịch từ người này qua người kia, cũng như ngăn chặn hành vi gian lận giao dịch cùng lúc với nhiều người.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đào BTC bằng cách sử dụng các ứng dụng trên máy tính. Để có thể xác nhận giao dịch và gắn kết vào chuỗi Blockchian, các thiết bị này phải giải quyết được những thuật toán đặc biệt.

Người dùng lưu trữ Bitcoin thông qua ví Bitcoin, là một địa chỉ dài khoảng 27-34 chữ số, dùng để nhận và gửi nó. Không ai biết địa chỉ này gắn với cá nhân nào, tạo nên tính bảo mật đặc trưng của đồng tiền ảo này. Mỗi người có thể tạo nên vô số địa chỉ mà không cần trùng lặp và có thể gửi nhận nhanh chóng bằng máy tính hay ứng dụng trên điện thoại.

"Trâu cày" Bitcoin

Các "thợ mỏ" thực hiện công việc đào tiền ảo bằng một phần mềm miễn phí chạy trên một cỗ máy tính chuyên dụng. 

Máy đào Bitcoin
Một dàn máy đào Bitcoin.

Bắt đầu thời sơ khai các thợ đào sử dụng sức mạnh khiên tốn của máy tính cá nhân. Nhưng rồi các thợ mỏ phát hiện ra rằng việc sử dụng card đồ họa GPU để khai thác sẽ được lợi hơn và hiệu quả hơn và không dừng ở đó các thợ mỏ đã thiết lập nhiều card đồ họa trên cùng một máy tính để có thể xử ý các giao dịch Bitcoin trở nên nhanh hơn mạnh hơn. Một máy tính như vậy được gọi là "trâu". Một "con trâu" cày bitcoin có thể có đến 6, 8 hoặc 10 GPU ghép lại với nhau để tận dụng sức mạnh GPU mà giảm chi phí đầu tư và điện năng sử dụng nhất.

Trong thực tế, các "thợ mỏ" thường sẽ tham gia vào các mỏ đào lớn (mining pool) để tập hợp được khả năng tính toán của máy đào thành viên trong mỏ đó nhằm tăng tần suất tạo được ra khối mới, và sau đó tiền công sẽ được chia đều cho thành viên trong mỏ đào.

Hiện tại Bitcoin

Trước đây, Bitcoin được xem là đồng tiền thường được sử dụng bởi các tổ chức tội phạm. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia và các tổ chức tài chính trên thế giới đã công nhận Bitcoin và đưa chúng vào hoạt động kinh doanh thực tiễn. 

Đồng tiền này thậm chí cũng lên xuống, dao động dựa trên tình hình kinh tế chính trị thế giới như khủng hoảng chiến tranh ở Triều Tiên, bầu cử tổng thống Mỹ... 

Mặc dù vậy, một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nga vẫn cấm giao dịch và có thái độ tiêu cực với đồng tiền ảo này.

Cảnh báo

Bitcoin đã rơi 2,7% ngay sau khi ông Jamie Dimon - vị CEO ngân hàng quyền lực nhất thế giới - phát đi cảnh báo rằng đây chỉ là một "trò lừa đảo". Đến sáng nay, giá Bitcoin vẫn chưa thể trở về mức ban đầu và đứng ở mức 4034 USD.

Mới đây trong một hội nghị được tổ chức tại New York, Jamie Dimon - chủ tịch kiêm CEO của ngân hàng JPMorgan Chase - đã nói với nhà đầu tư rằng ông sẽ sa thải tất cả những nhân viên nào giao dịch Bitcoin vì họ là những kẻ ngu ngốc.

Tiền số "sẽ không có một cái chết êm đềm", ông nói. Vị CEO quyền lực cũng dự đoán bong bóng bitcoin cuối cùng sẽ vỡ tung. "Nó là một trò lừa đảo" và "tồi tệ hơn cả bong bóng tulip".


Hội chứng hoa tulip từng xuất hiện trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Khi đó, giá thỏa thuận của một củ tulip tăng vọt đến mức bất thường rồi đột ngột sụp đổ. Sau này, thuật ngữ "hội chứng hoa tulip" được dùng như một ẩn dụ để các bong bóng kinh tế lến (khi giá tài sản tách rời giá trị nội tại).
 

Nếu một trader của JPMorgan bắt đầu giao dịch Bitcoin, ông nói, "Tôi sẽ sa thải họ chỉ trong 1 giây vì 2 lý do: điều đó chống lại quy tắc của chúng tôi và họ là những kẻ ngu ngốc. Cả 2 điều đó đều nguy hiểm".

Kể từ đầu năm đến nay, giá bitcoin đã tăng gần 600% nhờ công nghệ blockchain được chấp nhận rộng rãi hơn và niềm tin vào nhu cầu sử dụng của tiền số trên thực tế. Tuy nhiên nó cũng làm dấy lên không ít lo lắng về một cuộc bùng nổ bong bóng tiền số trên toàn cầu.

Tuần trước, giá Bitcoin cũng sụt giảm mạnh sau khi thông tin giới chức Trung Quốc có kế hoạch đóng cửa toàn bộ sàn giao dịch Bitcoin được tiết lộ trên Caixin.

Trâm Anh

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục