Quanh việc bỏ trần lãi suất huy động

(Kinhdoanhnet) – Dù thanh khoản hệ thống đã cải thiện và có dư thừa nhưng vẫn có những tổ chức tín dụng thanh khoản "chưa thực sự tốt”. Nếu bỏ trần bây giờ, các ngân hàng này có thể lại tăng lãi suất huy động và kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay cao.

Trần lãi suất huy động được đưa ra vào năm 2011 để "siết" lại mặt bằng lãi suất. Khi đó, các nhà băng đua nhau huy động với lãi suất cao để thu hút tiền gửi khi thanh khoản có vấn đề. Hậu quả là, một lượng vốn lớn mà họ huy động với giá đắt đỏ đã được các nhà băng này cho vay ra nền kinh tế với lãi suất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bỏ trần lãi suất huy động kích thích tiêu dùng. Trong bối cảnh tổng cầu vẫn còn tăng trưởng ở mức thấp hơn kỳ vọng, người ta hô hào phải hạ lãi suất (cả huy động và cho vay) thấp hơn nữa để kích thích cho vay tiêu dùng và đầu tư. Cách dễ nhất là áp trần lãi suất. Nhưng với trần lãi suất thì lãi suất thực mà người gửi tiền được hưởng thường rất thấp, đôi khi ở mức âm.

Ngoài ra, bỏ trần lãi suất là giúp làm giảm đà tăng nợ công, cải thiện chất lượng chi tiêu công. Khi Chính phủ phải cạnh tranh với khu vực tư nhân trong việc huy động vốn cho các chi tiêu của mình với lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ càng cao nếu họ càng đẩy mạnh phát hành thì lúc đó gánh nặng nợ công càng dâng cao, Chính phủ càng chịu nhiều áp lực của dư luận đòi hỏi giảm nợ công, tăng hiệu quả chi tiêu công.

Quanh việc bỏ trần lãi suất huy động - Ảnh 1

Hơn nữa, xóa trần lãi suất sẽ giúp ích cho công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam. Với trần lãi suất huy động, các ngân hàng có xu hướng đổ dòng vốn giá rẻ vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà không cần phải bận tâm tìm ra những khách hàng ở các khu vực kinh tế phi nhà nước vốn mang lại lãi suất cho vay cao hơn nhưng cũng có rủi ro nhiều hơn là những DNNN được ngầm định bảo hộ bởi Chính phủ. Nếu trần lãi suất được xóa bỏ và, do đó, làm tăng chi phí vốn, các NHTM sẽ phải tích cực tìm kiếm các khách hàng tốt hơn thuộc khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài để đảm bảo khả năng sinh lãi cho vốn huy động.

Người gửi tiết kiệm sẽ có xu hướng cắt giảm chi tiêu tại thời điểm hiện tại để phòng xa cho một tương lai ảm đạm hơn với thu nhập không tăng mạnh hoặc thậm chí giảm đi vì họ sẽ thu được lợi tức nhỏ hơn trong tương lai (thậm chí là bị lỗ vốn nếu lãi suất tiền gửi là thực âm) nên họ. Như thế, bù qua sớt lại thì tổng cầu không nhất thiết sẽ tăng (mạnh như kỳ vọng), nên trần lãi suất thực tế có thể sẽ không phát huy tác dụng như người ta mong muốn.

Tuy nhiên, theo đại diện của NHNN, dù thanh khoản hệ thống đã cải thiện và có dư thừa nhưng vẫn có những tổ chức tín dụng thanh khoản "chưa thực sự tốt. "Nếu bỏ trần bây giờ, các ngân hàng này có thể lại tăng lãi suất huy động và kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay cao”.

Hiện nay, lãi suất cho vay đã, đang giảm mạnh nhưng các DN vẫn còn nhiều khó khăn và họ mong muốn ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay. Muốn vậy, trước hết lãi suất huy động phải giảm thêm. Đây là vấn đề không đơn giản.

Thời gian này, một số NHTM, khởi đầu là Vietcombank và sau đó là hàng loạt ngân hàng lớn nhỏ khác giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng dưới mức trần. Chẳng hạn với NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối như Vietcombank LSHĐ VND chỉ còn ở 5,1 - 5,6%/năm; BIDV là 5 - 5,75%/năm. Các NHTM khác gồm Techcombank LSHĐ cũng còn 5,6% - 5,87%/năm; Sacombank và ABBank cùng là 5,8%/năm; HDBank, NamABank là 6%/năm.

Đặc biệt, theo đánh giá của NHNN thì vốn khả dụng bằng VND của các TCTD tương đối ổn định, dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán, nhu cầu vay vốn của các NHTM qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn từ NHNN không nhiều.

Ngoài ra, sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 21.036 lên 21.246 VND/USD, thì kỳ vọng từ găm ngoại tệ để hưởng lợi không còn nên dù NHNN có giảm trần LSHĐ về 5% thì người có tiền nhàn rỗi vẫn lựa chọn kênh gửi tiết kiệm VND, bởi mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD vẫn lên đến 4% (đối với khách hàng cá nhân) - mức khá hấp dẫn.

Một chuyên gia đánh giá rằng: “Việc bỏ trần hay giữ nguyên cũng không có nhiều ý nghĩa. Nhưng nếu cẩn trọng thì chúng ta nên giữ nguyên chủ trương này để coi trần lãi suất như một sự cảnh báo”.

Thời điểm này, NHNN vẫn chưa đặt ra vấn đề với trần lãi suất huy động, nhưng trên quan điểm điều hành chính sách thận trọng nhưng linh hoạt theo tín hiệu thị trường của cơ quan chức năng và dựa trên dữ liệu phân tích thì kịch bản trên vẫn đang để ngỏ.

P.N.(Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục