NHNN phải làm gì để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng?

Để có thể đạt được mức dự báo tổng phương tiện thanh toán năm 2015 tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 12-14% so với cuối năm 2014 như trong báo cáo giải trình, phục vụ cho phiên chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 29/9 tới đòi hỏi Thống đốc Bình phải có những giải pháp mới, mang tính đột phá và thực sự quyết liệt, thậm chí không ngại “va chạm”.

Kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường ngân hàng (NH) gặp nhiều biến động, nợ xấu tăng cao, làm thế nào để tái cơ cấu, sáp nhập các NHTMCP yếu, làm ăn kém hiệu quả… là những vấn đề “đau đầu nhức óc” với bất kỳ một nền kinh tế nào. Đây quả thực cũng là những thách thức không hề nhỏ đối với người đứng đầu ngành NH để chèo lái con thuyền kinh tế “rẽ sóng, vươn khơi”. 

Và để đạt được mức dự báo tổng phương tiện thanh toán năm 2015 tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 12-14% so với cuối năm 2014 như trong báo cáo giải trình, phục vụ cho phiên chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 29/9 tới đòi hỏi Thống đốc Bình phải có những giải pháp mới, mang tính đột phá và thực sự quyết liệt, thậm chí không ngại “va chạm”.

Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc vào ngày 22/9 và kéo dài đến ngày 2/10/2014. Theo chương trình dự kiến, nội dung được cử tri cả nước chờ đợi là phiên chất vấn hai thành viên Chính phủ: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Tuy nhiên, khác với các phiên chất vấn trước, tại phiên làm việc này, Thống đốc sẽ không trình bày báo cáo mà gửi báo cáo về các vấn đề nằm trong nhóm vấn đề dự kiến được chất vấn này tới tất cả các vị đại biểu Quốc hội. Nội dung chủ yếu xoay quanh 2 vấn đề:

1. Nợ xấu

Thời gian vừa qua, NHNN đã có rất nhiều nỗ lực giải quyết nợ xấu và thực tế, với việc áp dụng nhiều biện pháp như cơ cấu lại nợ, tích cực thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ... đã mang đến những hiệu quả tích cực. NHNN đã xử lý được khoảng 201.000 tỉ nợ xấu. Tuy nhiên, Cty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho đến hiện nay chỉ mới mua được 56.000 tỷ nợ xấu.

Đáng chú ý, mặc dù không quá đặt kỳ vọng vào VAMC, nhưng trong báo cáo của NHNN cũng nêu rõ, ý kiến chung của các chuyên gia tài chính trong và ngoài ngành đều cho rằng cần trao thêm “quyền” và tăng tiềm lực tài chính cho Cty này nhằm tăng giải quyết nợ xấu. VAMC cần triển khai phương thức mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Để có nguồn vốn cho việc mua bán nợ này, Chính phủ cần bổ sung nguồn tài chính cho VAMC, gồm tăng vốn điều lệ, sử dụng tiền vay nước ngoài. Bên cạnh đó, NHNN phát hành tín phiếu để làm phương tiện mua nợ xấu, trong đó tập trung mua nợ xấu của DNNN. Cần phải có một dòng vốn nằm ngoài hệ thống NH tạm thời bơm vào hệ thống để xử lý nợ. Nợ xấu mấy trăm ngàn tỷ mà vốn của VAMC có 500 tỷ đồng thì không sao giải quyết được.

Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7.2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ, trong khi cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%. Về nợ xấu của hệ thống NH có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 được người đứng đầu NHNN lý giải là do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN còn khó khăn. Mặt khác, các TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu.

2. Sở hữu chéo, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Trong báo cáo của NHNN thì nhiệm vụ trọng tâm của năm 2014 mà hệ thống NH cần phải giải quyết dứt điểm chính là tình trạng sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn NHTM, bởi đây là “điểm nóng” và là một trong những nguồn gốc sản sinh nợ xấu.

Tính đến cuối năm 2013, quy mô sở hữu chéo trực tiếp chưa lớn, nhưng sở hữu chéo dưới các hình thức khác nhau khá phức tạp, đã gây nên một số tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của một số TCTD và đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung, gây ra những cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống.

Để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD, trong báo cáo của Thống đốc NHNN gửi các đại biểu Quốc hội lần này ghi rõ: NHNN đã xác định xử lý sở hữu chéo là cần thiết, tất yếu, góp phần bảo đảm cho hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh và minh bạch; phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của TCTD và hệ thống các TCTD; hạn chế tối đa tác động tiêu cực của sở hữu chéo tới an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thành công đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Quan điểm xử lý sở hữu chéo là thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng TCTD và hệ thống các TCTD; giải pháp xử lý phải toàn diện bao gồm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để hạn chế sở hữu chéo và quy định an toàn hoạt động ngân hàng; xử lý đồng bộ, toàn diện nhưng có tính đến đặc điểm của từng TCTD cụ thể.

Theo BizLIVE

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục