Lãi suất cao
Vay tín chấp tiêu dùng thật sự rất dễ dàng từ 2-4 ngày là đã giải ngân khoản vay nhưng bù lại lãi suất vay là không hề thấp. Trừ một số đối tượng đi vay được ưu đãi hiện nay như: người may mắn sở hữu bảo hiểm nhận thọ trên 1 năm, người công tác ở công ty uy tín như: ngân hàng, cán bộ công ích ...
Vay tiêu dùng hiện nay đang được áp dụng với lãi suất từ 14 - 15%/năm. Song đó là mức lãi suất áp dụng cho khách hàng vay vốn có thể chấp. Còn với tín dụng tiêu dùng tín chấp, lãi suất cho vay dao động 30 - 35%/năm, tính ra khoảng 2,5 - 3%/tháng. Đây không phải là lãi suất vay ưu đãi nhưng so với điều kiện vay thế chấp ở các ngân hàng hiện nay thì vay tín chấp quả thật giải quyết rất nhanh và rất được việc.
Do nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường Việt Nam còn lớn, một số doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất cần nguồn vốn nhưng điều kiện vay thế chấp cho doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn vì đã cầm cố thế chấp. Doanh nghiệp muốn vay tín chấp hiện nay muốn sở hữu nguồn vốn thì cũng cần phải có báo cáo tài chính lời. Nên nhiều doanh nghiệp khách hàng vẫn quyết định chọn khoản vay tín chấp lãi suất khá cao 35-40%/năm(cả NH trong ước và nước ngoài), đó là chưa kể phí. Điều đáng nói là không ít người đã không thận trọng xem xét các điều khoản trước khi vay, đến khi bắt đầu kỳ trả nợ cho các công ty tài chính mới té ngửa lãi suất quá cao.
Lãi suất cơ bản được mọi người đề cập và nhắc đến như một lãi suất chuẩn mực cho các khoản vay hiện cũng chỉ được áp dụng với một số lượng nhỏ đủ điều kiện vay mà không áp dụng cho đại đa số người tiêu dùng, những người thực sự có nhu cầu vay. Đồng thời, mức lãi suất cơ bản này được áp dụng bởi các NHTM chứ không phải các công ty tài chính đang triển khai cho vay tiêu dùng. Vì thế, các công ty tài chính được thỏa sức thỏa thuận lãi suất và áp dụng mức lãi suất khá cao đối với những khách hàng có nhu cầu vốn tiêu dùng, nhưng không đủ điều kiện để tiếp cận các khoản vay của NH.
Rủi ro không nhỏ
Bởi các công ty tài chính triển khai cho vay tiêu dùng dưới hình thức tín chấp (không tài sản đảm bảo) và khoản vay nhỏ lẻ, từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, khách hàng chủ động nguồn tài chính chi trả cho các nhu cầu cuộc sống như: cưới hỏi, du lịch, mua xe, đóng học phí, các chi phí phát sinh đột xuất khi ốm đau, điều trị bệnh...Thủ tục cho vay rất đơn giản và giải ngân chỉ trong một khoảng thời gian ngắn khách hàng có nhu cầu vốn tiêu dùng chỉ cần xuất trình giấy CMND, hộ khẩu hoặc KT3.
Thậm chí một số công ty tài chính còn triển khai gói vay tiêu dùng theo hóa đơn tiền điện. Người vay chỉ cần có CMND, hộ khẩu và hóa đơn tiền điện trong 3 tháng gần nhất là có thể được giải ngân sau vài ngày. Rủi ro mất vốn là rất lớn, vì không có tài sản thế chấp, vì vậy các ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất vài chục phần trăm là điều dễ hiểu.
Vay tài chính tiêu dùng thì lãi suất không thể thấp, nhất là đối với các khoản vay tín chấp, nhưng không phải vì thế mà được phép tính lãi suất quá cao và với mức lãi suất trên là không thể chấp nhận được. Bởi chỉ một khoản vay nhỏ mà khách hàng phải trả lãi suất lên đến vài chục phần trăm trong một năm quả là gánh nặng lớn.
Cũng cần nhìn nhận rủi ro trong hoạt động cho vay đối với tín dụng tiêu dùng mà công ty tài chính triển khai cao hơn, vì không có tài sản thế chấp, hồ sơ cũng không cần chứng minh nhiều. Nhưng chính vì các công ty tài chính đã đem lợi thế này để đánh vào các đối tượng thu nhập thấp, có nhu cầu vay tiêu dùng cao là điều hết sức nguy hiểm và rủi ro. Khi cho vay tiêu dùng, nếu không tính toán kỹ, cả bên cho vay và bên vay đều có thể gặp rủi ro.
Vì thế, trước những lời chào mời vay tiêu dùng, khách hàng cần hết sức cẩn trọng và tìm hiểu kỹ bởi khi đã lỡ ký hợp đồng vay phải chấp nhận trả lãi cao.
Thế Anh (Tổng hợp)