Cần tái cơ cấu những quy định về chống rửa tiền toàn cầu

Vụ bê bối tại ngân hàng lớn thứ hai của thế giới HSBC là một minh chứng cho thấy những quy định tiêu chuẩn của thế giới về việc chống rửa tiền đã không còn hiệu quả. Có lẽ đây là thời điểm để tái cơ cấu những quy định này.

Hiện nay, những tiết lộ về các khoản tiền trốn thuế tại những chi nhánh của ngân hàng HSBC đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Chính phủ Anh đang phải đối mặt với câu hỏi của công chúng tại sao bằng chứng của sự trốn thuế trong 1.100 tài khoản đã được chuyển giao cho chính phủ năm 2010 nhưng chỉ có một trường hợp bị truy tố, và tại sao chủ tịch HSBC lại từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng trong chính phủ?

Cần tái cơ cấu những quy định về chống rửa tiền toàn cầu - Ảnh 1

 

Vụ bê bối trên là một dấu hiệu cho thấy những quy định quốc tế được thành lập nhằm ngăn chặn hành vi rửa tiền không chỉ không hoạt động hiệu quả mà còn gây lãng phí tài chính trong việc duy trì những quy định này. Có lẽ đây là thời điểm để tái cơ cấu những quy định này.

Quy định quốc tế FATF (Financial Action Task Force), được thành lập nhằm chống các hoạt động rửa tiền, đã được áp dụng rộng rãi trong các cuộc chiến chống ma túy và chống tài trợ cho khủng bố. Quy định này hiện nay đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia, không chỉ tại các ngân hàng mà còn tại các văn phòng luật sư, đại lý xe hơi, cửa hàng đổi tiền, casino và những chuyên viên môi giới được yêu cầu báo cáo cho chính phủ khi khách hàng có những khoản tiền đáng nghi ngờ cao hơn nhiều so với thu nhập bình thường thông qua những giao dịch hợp pháp.

Nếu các ngân hàng bị phát hiện không báo cáo những hoạt động rửa tiền thì họ sẽ chịu những khoản phạt nặng, ngân hàng HSBC trước đây đã buộc phải trả 1,92 tỷ USD tiền phạt do liên quan đến hành vi rửa tiền của các trùm ma túy Mêhicô.

Chuyên gia Michael Levi của Đại học Cardiff và Peter Reuter của Đại học Maryland đã nghiên cứu hệ thống quy định chống rửa tiền quốc tế (PDF) và kết luận rằng những quy định này có giúp ích cho các cuộc điều tra hình sự và truy tố. Tuy nhiên, PDF chỉ có thể khám phá ra một phần rất nhỏ trong 1% của dòng tiền phạm pháp này.

Ước tính bi quan nhất cho thấy các giao dịch rửa tiền toàn cầu chiếm 2% của GDP toàn cầu, tương đương 1,5 nghìn tỷ USD trong khi những vụ án rửa tiền bị truy tố trên thế giới hiện nay chỉ cho thấy một khoản tiền nhiều nhất là hàng trăm triệu USD.

Cần tái cơ cấu những quy định về chống rửa tiền toàn cầu - Ảnh 2

Trong một nghiên cứu mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổ chức này cho rằng có những dấu hiệu cho thấy sự không hiệu quả của các quy định toàn cầu và hệ thống kiểm soát quốc gia đối với hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Nguyên nhân phần lớn là do luật pháp không đủ chặt chẽ, ví dụ tại Mỹ không có hồ sơ đăng ký sở hữu lợi nhuận của công ty (trong đó liệt kê những ai nhận được lợi nhuận từ hoạt động của công ty), một hồ sơ mà FATF yêu cầu. Một cuộc điều tra dựa trên PDF đối với 7.400 bức thư điện tử của những công ty cung cấp dịch vụ từ 182 quốc gia trong việc thành lập những công ty vô danh, mà hầu hết cho thấy đây là những hành động có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp, cho thấy gần một nửa trong số những bức thư trả lời không kiểm tra một cách rõ ràng theo như những quy định của FATF.

Những công ty cung cấp dịch vụ như vậy tại Anh và Mỹ thì hầu như không xác nhận lại những khách hàng mà họ cung cấp dịch vụ, một sự thiếu cẩn trọng hơn các công ty tại các nước đang phát triển hoặc những nước có ưu đãi về thuế.

Trong những kịch bản khả quan nhất, những quy định chống rửa tiền không làm gì hơn ngoài việc làm tăng chi phí chuyển tiền. Mặc dù các quy định đã hạn chế các hành vi phạm tội, nhưng những quy định này cũng khá tốn kém. Việc truy tra dòng tiền cần đến một hệ thống cơ cấu khá lớn. Việc áp dụng đầy đủ những quy định về chống rửa tiền có thể tiêu tốn đến 7 tỷ USD và thậm chí nhiều hơn. Mauritius, một nước nhỏ với dân số chỉ vào khoảng 1,3 triệu người có 25 quan chức chính phủ thực hiện các quy định của FATF. Con số này còn nhiều hơn cả tổng số bác sĩ nha khoa tại quốc gia này. Mỗi một ngân hàng tại Mauritius đều có một nhân viên chuyên phụ trách điều tra khách hàng.

Bên cạnh đó, những quy định quốc tế về chống rửa tiền đã không còn phù hợp với các giao dịch đối với những nền kinh tế nhỏ và nghèo. Những quy định của FATF đã khiến ngân hàng Merchants Bank of California ngừng giao dịch chuyển tiền cho Somalia trong tuần trước. Ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại khoảng 160 triệu đến 180 triệu USD bởi động thái này, nhưng Merchants Bank of California lại cho rằng điều này là cần thiết vì lý do an toàn. Ngân hàng này sẽ phải đối mặt với những khoản phải trả lớn nếu những khoản tiền chuyển đến Somalia này có liên quan đến các hành động khủng bố và bị phát hiện. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy những khoản tiền chuyển đến Somalia là để dành cho khủng bố, những khoản giao dịch này là cho các hoạt động hỗ trợ việc giáo dục, nhà ở, thực phẩm và những chi phí sinh hoạt khác tại Somalia. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới và ngoại hối chiếm 1/3 tổng GDP của nước này.

Cần tái cơ cấu những quy định về chống rửa tiền toàn cầu - Ảnh 3

Rõ ràng là những người dân Somalia sẽ tìm được cách khác để gửi tiền những với chi phí cao hơn và có thể sẽ liên quan đến những tổ chức trung gian không rõ ràng. Như vậy, FATF đã gián tiếp tài trợ và mở rộng các tổ chức khủng bố.

Thế giới cần một sự hợp tác toàn cầu để theo dõi các nguồn tài chính bất hợp pháp cũng như sự gian lận thuế, nhưng những quy định quốc tế cần có sự hợp lý, hiệu quả và công bằng. FATF được tạo dựng từ một nhóm những đại diện từ các nền kinh tế phát triển và chỉ nhóm họp vài ngày trong năm. Bất kỳ nước nào trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của FATF có thể bị trừng phạt tài chính. Đã đến lúc quy định về chống rửa tiền toàn cầu phải được tái cơ cấu để đem lại những điều có ích hơn là những rắc rối không đáng có.

 

Theo Bloomberg

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục