Sai phạm tại AVC: Kỳ 3 - Chuyện không có trong KLTT

(Kinhdoanhnet) - Theo kết luận (KLTT) của Thanh tra Chính phủ (TTCP), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải chịu trách nhiệm liên quan đến hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Sai phạm tại AVC: Kỳ 3 - Chuyện không có trong KLTT  - Ảnh 1

Một kết luận… dễ chịu

Tháng 1/2018,dư luận mới biết Thanh tra Chính phủ (TTCP)kết luận Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm liên quan đến nhiều“sai phạm” tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Những sai phạm chủ yếu tại ACV được TTCP nêu gồm chưa thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, tự sử dụng, khai thác tài sản không thuộc thẩm quyền sở hữu.Gói thầu 10A, 10B Cảng hàng không quốc tế Nội Bài…không thực hiện đấu thầu lại hoặc làm rõ với nhà thầu về nguyên nhân chênh lệch cao hơn so với giá dự toán gói thầu được phê duyệt, khai thác tài sản không thuộc quyền sở hữu… Theo đó, từ năm 2007 đến năm 2015, ACV chưa nộp tiền thuê đất 326 tỷ đồng. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài kê khai không đúng 64.224m2 đất phải thu tiền sử dụng sang loại đất không thu tiền sử dụng làm giảm gần 18 tỷ đồng ngân sách.

Cũng theo TTCP, ACV đã trích trước và sau vượt tiền thuê đất đối với các diện tích phải nộp tiền thuê đất, không hoàn nhập kịp thời phần chênh lệch giữa số trích vượt và số tiền thuê đất thực phải nộp. Từ đó, làm tăng chi phí sản xuất không đúng dẫn đến phải nộp ngân sách với số tiền 309 tỷ đồng, trích Quỹ đầu tư phát triển để lại ACV 132 tỷ đồng. Trách nhiệm này, theo TTCP, là thuộc về ACV. 

Từ ngày 1/7/2004 đến ngày 31/12/2015, khi xác định giá trị để cổ phần hoá, ACV đã loại giá trị các tài sản khu bay do không có quyền sở hữu.Nhưng sau khi cổ phần hoá, ACV tự sử dụng, khai thác, theo dõi, hạch toán và trích khấu hao các tài sản này vào chi phí sản xuất kinh doanh với tổng số tiền hơn 903 tỷ đồng. Với hàng loạt sai phạm được TTCP nêu tại KLTT, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đối với nội dung tại KLTT việc chấp hành chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu ACV. Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý các nội dung kiến nghị của TTCP, và đề nghị các Bộ GTVT, Tài chính, KHĐT, Quốc phòng, AVC… thực hiện các kiến nghị, gửi kết quả về TTCP trong tháng 3/2018 để báo cáo Thủ tướng.

Nói cách khác, những sai phạm tại ACV được TTCP đánh giá,thực tế, là khá nhẹ nhàng. So với kết luận của TTCP tại nhiềudoanh nghiệp khác đã công bố, việc “chấp hành chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu ACV” không có sai phạm ở mức nặng nề, đến mức cần phải xem xét trách nhiệm cá nhân, hay hình sự hóa, càng không có dấu hiệu tư lợi, hay lợi dụng cơ chế… Đó đúng là một KLTT về phần nổi của “tảng băng” tại ACV, phần chìm của thực tế tại tổng công ty, đơn giản là đã “được”…bỏ qua.

Điều gì đã bị bỏ qua ?

Trong báo cáo tài chính, ACV cho biết tổng công ty này không có công ty con, mà chỉ có các công ty liên kết. Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam(ACSV) là một trong số vài công ty liên kết ấy. Trong lời giới thiệu, ACSV cho biết được thành lập vào tháng 4/2009 và là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc. Năm 2012, Công ty chuyển đổi thành Trung tâm trực thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – thành viên của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Đến cuối năm 2014, Trung tâm đã phục vụ 19 hãng hàng không trong đó có những tên tuổi lớn ý như: Fedex Express, Cargolux, All Nippon Airways, HongKong Airlines, DHL…, với sản lượng phục vụ xấp xỉ 80.000 tấn trong năm 2014.

Cũng trong năm 2014, “Trung tâm dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài đã được chọn là đại diện tiên phong của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện chuyển đổi vốn chủ sở hữu từ nhà nước sang tư nhân thông qua quá trình cổ phần hóa” –lời giới thiệu của ACSV tiếp tục, doanh nghiệp này cho biết chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2015. /Tuy nhiên, dù ACSV xác nhận là doanh nghiệp được cổ phần hóa, nhưngthực tế người lao động tại Trung tâm dịch vụ ga hàng hóa Nội Bài lại không được tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp này. 

Một cựu cán bộ của ACSV cho biết, cho tới tháng 3/2015, phương án cổ phần hóa mà người lao động biết vẫn gắn với thông tin ACV sẽ nắm trên 51% vốn điều lệ ACSV sau này, và việc cổ phần hóa có bao gồm bán cổ phần ưu đãi cho người lao động. Tuy nhiên, sau đó, không hiểu phương án cổ phần hóa đã do ai “xoay chiều”, mà tới tháng 6/2015, người lao động, công đoàn tại doanh nghiệp này mới ngã ngửa khi biết việc cổ phần hóa đã triển khai xong. Khi đó, vốn của ACV tại ACVS chỉ còn lại là 20%,và không có bóng dáng cổ phần ưu đãi bán cho người lao động trong vốn điều lệ của doanh nghiệp mới.

“Vốn khi cổ phần hóa chỉ tầm 200 tỷ đồng, cần gì cho người ngoài mua, chỉ người tại trung tâm cũng đủ mua được. Ai ngờ chỉ trong có 2 tháng các ông ấy lại cho làm lại toàn bộ phương án cổ phần hóa như thế” – cán bộ này tiếc rẻ.


Nhóm PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục