Vì sao người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm?

Bất chấp lãi tiền gửi tiết kiệm được điều chỉnh giảm, họ vẫn chọn kênh gửi tiền tiết kiệm do chứng khoán gặp nhiều rủi ro, bất động sản chưa có nhiều sản phẩm hợp túi tiền, giá vàng lên xuống liên tục, tỉ giá ổn định... Theo đó, nhiều người cho rằng, dù lãi suất thấp thì gửi tiền vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất.

Trong tình hình hiện nay, khi thị trường chứng khoán gặp nhiều rủi ro, bất động sản chưa có nhiều sản phẩm hợp túi tiền, giá vàng lên xuống liên tục, tỉ giá kém ổn định thì lượng tiền nhàn rỗi vẫn chọn ngân hàng làm bến đỗ, bất chấp lãi suất huy động giảm. Theo đó, nhiều người cho rằng, dù lãi suất thấp thì gửi tiền vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất.

Dân đổi của xu hướng chuộng VND hơn

Huy động vốn toàn ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng so với đầu năm . Tính đến ngày 22/4, huy động vốn của toàn hệ thống tăng 3,09% so với đầu năm, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 4,26%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,98% theo số liệu vừa được vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước). Huy động vốn bằng VND tăng chủ yếu ở khu vực dân cư (tăng 7,48%) trong điều kiện mặt bằng lãi suất tiền gửi VND giảm, cho thấy gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân. Chị Nguyễn Anh Tú (ngõ Quỳnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang có khoản tiền gửi 500 triệu đồng ở Sacombank nói: “Tháng 4 mới đến ngày đáo hạn, dù lãi suất giảm tôi vẫn quyết định gửi tiền ở ngân hàng”.

Một số ngân hàng trong nước như Eximbank, Sacombank, NamA Bank đạt mức tăng trưởng huy động khả quan trong 3 tháng đầu năm nay đạt tới hơn 10%. Đồng thời, người dân bắt đầu có xu hướng chuyển USD sang VND, đúng theo chủ trương chuyển từ quan hệ huy động – cho vay sang mua -  bán ngoại tệ. Do vậy, tăng trưởng huy động vốn bằng VND ngày càng cao trong khi lượng vốn ngoại tệ giảm đi đáng kể.

Tiền đọng ở ngân hàng

Tín dụng sau khi giảm 2 tháng đầu năm 2014, theo tính quy luật những năm gần đây, đã có cải thiện từ tháng 3. Tuy nhiên, số liệu vụ Chính sách tiền tệ đưa ra cho thấy, đến ngày 22/4, tín dụng toàn ngành ngân hàng cũng chỉ tăng 0,62% so với cuối năm 2013, là mức tăng rất thấp so với huy động. Tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay các NH cũng đưa ra mức lãi suất gửi tiết kiệm (lãi suất huy động) từ 6,5% đến 8,5%/năm. Một số NH ở mức 9,5%. Do đó, NH vẫn được người dân chọn là kênh đầu tư an toàn.

Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được đảm bảo và dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán. Theo vụ Chính sách tiền tệ, 4 tháng đầu năm, vốn khả dụng bằng VND của các tổ chức tín dụng tương đối ổn định, dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán. Vì thế, nhu cầu vay vốn của các ngân hàng thương mại qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn từ ngân hàng Nhà nước không nhiều.

Chính thanh khoản khả quan giúp lãi suất diễn biến tích cực và đường cong lãi suất cũng được hình thành trở lại. Cụ thể, lãi suất huy động vốn của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng; 5,5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 6-7,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8,3%/năm. Lượng vốn huy động ngày căng tăng chứng tỏ số người dân gửi tiền ngân hàng ngày càng nhiều.

Chảy vào trái phiếu chính phủ

Sức hấp thu vốn của nền kinh tế hiện nay còn yếu dù các ngân hàng thương mại đã rầm rộ đưa ra các gói vốn để cho vay, với lãi suất được cho là ưu đãi. Trong bối cảnh tín dụng tăng thấp, hệ thống ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào trái phiếu chính phủ.

Thông tin từ HNX cho thấy, các ngân hàng vẫn là khách hàng chính đầu tư vào trái phiếu Chính phủ với tỷ lệ trúng thầu đạt tới khoảng 83%, tương đương gần 30.000 tỷ từ đầu năm đến nay. Hầu hết các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Maritime Bank, VIB... đều tham gia đầu tư trái phiếu Chính phủ trong các phiên đấu thầu.

Không chỉ dồn tiền mua trái phiếu Chính phủ, nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh săn tìm các trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm bớt áp lực vốn thừa, nhưng cho vay được ít. Tuy nhiên, cùng với việc lãi suất huy động đang có xu hướng giảm thêm, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ trong 7 phiên (đấu thầu) vừa qua cũng liên tục giảm. Các ngân hàng liên tục phải đối mặt với việc giành giật khách hàng tốt để cho vay. Vì vậy, dù đầu tư trái phiếu mang lại lợi nhuận thấp hơn so với hoạt động cho vay thương mại, nhưng lại rất ổn định. Đặc biệt, rót tiền vào đây thì an tâm tuyệt đối, không phải lo nợ xấu do việc trả nợ là Chính phủ. Tình huống đầu tư bất đắc dĩ này trong năm 2014 đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại”, vị này cho biết.

Ánh sáng cuối đường hầm?

Việc các ngân hàng đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, trong khi vốn huy động từ trái phiếu này bị ứ đọng, chưa giải ngân được sẽ tạo ra nguy cơ tiền chỉ chạy lòng vòng mà không ra được nền kinh tế.

TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước cho rằng, muốn khơi thông được dòng chảy tín dụng lúc này không dễ như kỳ vọng, do sức mua yếu, cầu vốn giảm. Hiện một số doanh nghiệp không muốn đầu tư, sản xuất mà gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất.

Một vấn đề khác cũng có thể nhìn thấy được hiện nay là doanh nghiệp chưa muốn mở rộng thị trường, mà chỉ cần vốn lưu động để khai thác những gì đang có nên cầu vốn vay không tăng, cho dù lãi suất cho vay đã giảm nhiều so với trước.

Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại hiện nay là đầu ra của đồng vốn khó khăn, trong khi không thể ngưng hoạt động huy động, dù thanh khoản dôi dư. Chuyên gia ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn đánh giá, mặc dù lãi suất đã được điều chỉnh giảm nhiều so với trước và đồng vốn ngân hàng đưa ra thị trường cũng ngày một nhiều hơn, song cầu về vốn của doanh nhiệp vẫn khó tăng trước tình hình sức mua và tồn kho chưa được cải thiện nhiều. Nợ xấu vẫn là mối lo trong tăng trưởng tín dụng…

Vốn có, khó vay

Vì sao người dân vẫn chọn gửi tiết kiệm? - Ảnh 1

Nghịch lý là trong lúc ngân hàng đang "thừa" tiền thì các doanh nghiệp vẫn phải ca điệp khúc "thiếu vốn", "khó tiếp cận vốn" mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm theo đà giảm của lãi suất huy động. Ông Nguyễn Dinh, Giám đốc Doanh nghiệp Nguyễn Dinh (Chơn Thành) cho biết, muốn được vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có hồ sơ tài chính và hoạt động sản xuất - kinh doanh, hồ sơ vay vốn, hồ sơ về tài sản đảm bảo chứng minh khả năng thanh toán nợ... "Doanh nghiệp có thể chứng minh được năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh, dịch vụ... nhưng vướng mắc lớn nhất là hồ sơ về tài sản đảm bảo. Những năm qua, doanh nghiệp làm ăn khó khăn và đã thế chấp bất động sản, xe hơi cho ngân hàng, giờ muốn vay vốn để "vượt khó" tiếp tục sản xuất - kinh doanh thì không ngân hàng nào chấp nhận cho doanh nghiệp dùng hợp đồng, hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho vay..." - ông Dinh cho biết.

Vì thế, vấn đề là lãi suất không còn là yếu tố quyết định trong vay vốn của doanh nghiệp lúc này. Mặt bằng lãi suất cũng đã được điều chỉnh giảm dần xuống mức phù hợp. Vả lại, lãi suất còn liên quan đến lạm phát kỳ vọng năm nay khoảng 6%. Do vậy, khả năng lãi suất huy động khó giảm thêm so với trần 6% hiện nay. Còn đối với lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng đã phân chia nhiều loại, trong đó các doanh nghiệp thuộc nhóm 1 nhiều ngân hàng còn cho vay với lãi suất như lãi suất huy động. Ngược lại, với những khách hàng có rủi ro cao thì chắc chắn lãi suất cho vay sẽ được áp dụng cao hơn để bù đắp rủi ro.

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục