"Quả đắng" đầu tư trái phiếu nhìn từ Ngân hàng MaritimeBank

Hôm nay (28/8), TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử tiếp vụ án đại án Hà Văn Thắm và Tập đoàn Đại Dương. Riêng việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay của nhiều ngân hàng rất thuận lợi thì MSB mắc kẹt 500 tỷ đồng khi đầu tư theo hình thức trái phiếu...

Mắc kẹt khoản nợ vay 500 tỷ đồng

Cổ phiếu của Tập đoàn Đại Dương (OGC) và cổ phiếu OCH-Cty CP Khách sạn Đại Dương(cty con của Tập đoàn Đại Dương) đều là những cố phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung. Do đó, các tài sản đảm bảo dưới dạng này, dù chịu biến động mạnh về giá theo thị trường, nhưng lại khá linh động trong thanh khoản. Các chủ nợ phần nào thuận lợi trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay bằng việc giao dịch cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán tập trung.

"Quả đắng" đầu tư trái phiếu nhìn từ Ngân hàng MaritimeBank - Ảnh 1
Đâu là những rủi ro khi MSB đầu tư cho vay theo hình thức trái phiếu???

Theo dữ liệu từ sàn chứng khoán,sau khi vụ đại án xảy ra, các thương vụ bán giải chấp cổ phiếu này này  đã khiến tỷ lệ sở hữu của OGC tại OCH giảm từ  65,5% (131 triệu đơn vị) xuống còn 55,5% vốn (111 triệu đơn vị) trong phiên giao dịch ngày .

OCG đã từng bị giải chấp 2,46 triệu cổ phiếu OCH để thanh toán khoản vay của Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Đầu tư Việt Nam tại Ngân hang HD Bank vào ngày 6/4/2015.

Tuy nhiên riêng với trường hợp Ngân hàng MSB khá đặc biệt, khi các bên đã phải đưa nhau ra Tòa, như với khoản tín dụng trị giá 500 tỷ đồng mà MSB đã cấp cho Cty CP Dịch vụ Hỗ trợ và Phát triển Đầu tư (IOC) - một công ty con của OGC thông qua hình thức đầu tư trái phiếu.

Ngày 01/09/2011, MSB và IOC đã ký Hợp đồng mua bán trái phiếu số 07/HĐTP/MSB, với quy mô 500 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, cho mục đích đầu tư vào dự án Sunrise Resort Hội An và bổ sung vốn lưu động.

Theo hợp đồng, thời hạn trái phiếu là 5 năm, tuy nhiên sau 1 năm kể từ thời điểm phát hành, IOC có nghĩa vụ mua lại hoặc nhờ người khác mua lại khoản trái phiếu này bất kể lúc nào MSB đề nghị bán lại trái phiếu.

Lãi suất cho năm đầu tiên là 15%/năm, với các năm tiếp theo là lãi suất thả nổi theo nguyên tác lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau trung bình của 4 ngân hàng (Vietcombank; BIDV,Agribank,Vietinbank). Được biết, lô trái phiếu này mà MSB ký với IOC không có tài sản đảm bảo.

Ngay sau khi xảy ra đại án ông Hà Văn Thắm và Tập đoàn Đại Dương, ngày 25/12/2014, MSB đã có Công văn số 2512/2014/SV-MSB yêu cầu IOC mua lại trái phiếu hoặc nhờ người mua lại trái phiếu đã phát hành. Tuy nhiên,những yêu cầu này của MSB không được thực hiện.

Cho đến ngày 31/12/2016, MSB lại yêu cầu IOC thực hiện thủ tục chuyển nhượng trái phiếu. Lần này, MSB chủ động tìm bên mua. Theo đó, MSB đề nghị điều chỉnh lại việc cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu mới là Cty CP Đầu tư Tiến An. Nhưng IOC vẫn chưa thực hiện theo yêu cầu đề nghị của Ngân hàng này.

Trước tình thế này, MSB đã nộp đơn khởi kiện lên TAND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 28/09/2016, TAND TP Hội An đã có bản án sơ thẩm số 08/2016/QĐ.ST-KDTM về vụ kiện trên, theo đó: IOC chấp nhận thanh toán cho MSB số tiền 687,885 tỷ đồng (bao gồm 500 tỷ đồng tiền gốc và 187,885 tỷ đồng tiền lãi).

Nhưng sau đó, IOC lại không đồng ý và đã nộp đơn kháng nghị tới Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP Đà Nẵng đề nghị xem xét lạ đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại Tòa án Nhân dân TP Hội An.

Đến thời điểm này, phán quyết cuối cùng của Toà vẫn chưa được đưa ra và báo cáo tài chính ngày  30/06/2017, OGC vẫn hợp nhất khoản nợ 500 tỷ đồng của IOC tại MSB. Được biết,  Cty CP Đầu tư Tiến An tiền thân là Cty CP Mua bán nợ VID, thành lập ngày 27/08/2012. Đây là Cty đã tham gia cơ cấu một số khoản nợ cho MSB.

Rủi ro từ đầu tư trái phiếu

Vậy tại sao MSB không cho vay thông thường mà lại đầu tư trái phiếu theo hình thức này, chuyên gia kiểm toán Nguyễn Hữu Bình, phân tích, cho vay theo các gói tín dụng thông thường, các ngân hàng thường thu hồi nợ gốc và lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc quý, do vậy cũng kiểm soát việc sử dụng vốn chặt chẽ, thường xuyên hơn và các DN cũng dễ dàng trả nợ từng khoản nhỏ hơn.

Trong khi đó, nợ lãi trái phiếu thì thường trả theo năm và nợ gốc thì trả vào cuối thời hạn, do vậy rủi ro khả năng thu hồi vốn cao hơn, vì dồn nghĩa vụ trả nợ lớn vào một thời điểm. Ngoài ra, rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, quá hạn trả nợ, nợ xấu, mất vốn… cao tương tự như với hoạt động cho vay, thậm chí còn cao hơn.

Khi DN không trả được nợ gốc và lãi cho các khoản vay tín dụng, thì việc xử lý trái phiếu càng đau đầu hơn. Khi nhận khoản vay mà tài sản bảo đảm là cổ phiếu thì đã khó cho ngân hàng xử lý khi khách hàng không trả được nợ, nhưng dù sao so với trái phiếu vẫn dễ mua, dễ bán hơn.

Trái phiếu DN khó trao đổi, khó mua, khó bán, bởi vì mua bán trái phiếu không khác gì mua bán nợ. Mà khi mua bán nợ phải dựa vào tình hình công ty, dựa vào tài sản bảo đảm, nhưng với trái phiếu thì hầu hết không có tài sản hoặc là tài sản không đảm bảo. Nói chung, đã đến tình trạng không trả được nợ thì khả năng trả nợ, sức khỏe, tình hình tài chính DN rất tồi tệ và khoản nợ rất khó bán.

Vậy thực tế ngân hàng xử lý ra sao với các khoản đầu tư trái phiếu quá hạn mà DN không trả được nợ, trao đổi với phóng viên báo DDDN, ông Bình cho rằng, vẫn là đảo nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh hạn nợ, một số ngân hàng đành phải chấp nhận chuyển thành vốn góp, vốn điều lệ hoặc chuyển thành khoản đầu tư hợp tác kinh doanh, tiếp tục theo đuổi mạch dự án cũ, DN có đất, có giấy phép, ngân hàng kiên trì them thời gian, hy vọng sau này DN phát hành trái phiếu có cơ hội phục hồi thì xử lý sau. Sự dồn nén này đem lại rủi ro rất cao.

Về nguyên lý, khoản vay thì được gia hạn nợ, còn trái phiếu thì không. Tuy nhiên, trong các quy định về phát hành trái phiếu, không nói rõ là được gia hạn nhưng cũng không cấm, vì vậy các ngân hàng mặc nhiên thừa nhận không cấm thì vẫn được làm.

Vậy đầu tư trái phiếu có nhiều rủi ro hơn so với cấp tín dụng, vậy tại sao ngân hàng lại lựa chọn hình thức tài trợ này?

Nguyên nhân là quy định hoạt động ngân hàng đầu tư vào trái phiếu của DN đã bị bỏ ngỏ trong nhiều năm. Do đó, đã xảy ra tình trạng rất phổ biến là mua trái phiếu để né quy định về điều kiện và giới hạn cho vay.

Trong khi việc cấp tín dụng có nhiều quy định ngặt nghèo về điều kiện, giới hạn cho vay, thẩm định hồ sơ, phê duyệt… thì mua trái phiếu không có những ràng buộc đó, dư nợ từ đầu tư trái phiếu không được tính vào tổng dư nợ cấp tín dụng cho đến khi Thông tư 28/2011/TT-NHNN ra đời.

Do đó, trong rất nhiều trường hợp, các ngân hàng đều đầu tư trái phiếu thay vì cấp tín dụng và điều này dẫn đến tình trạng là dư nợ từ đầu tư trái phiếu DN của nhiều ngân hàng tang cao và trường hợp của MSB là một ví dụ, thay vì cho vay có tài sản thế chấp, MSB đã quá phiêu lưu khi cho vay theo hình thức trái phiếu…

Cho đến thời điểm này vụ đại án ngân hàng đã xảy ra nhưng riêng MSB đang mặc kẹt số tiền 500 tỷ tại Tập đoàn OGC là điều hoàn toàn dễ hiểu…

Theo Phương Hà/Diễn đàn doanh nghiệp

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục