"Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước”

Điều này có thể làm nhiều người e ngại về tính khả thi khi số lượng DNNN phải cổ phần hóa quá lớn, khả năng của thị trường khó mà hấp thụ hết lượng cổ phần được chào bán.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014 - 2015, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, theo các Đề án đã phê duyệt, do 3 năm (2011-2013) đạt thấp nên số doanh nghiệp cổ phần hóa còn lại trong 2 năm 2014-2015 là 432 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm 216 doanh nghiệp. Ông Phạm Viết Muôn – Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới DNNN của Chính phủ tính toán, “mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước”.

Điều này có thể làm nhiều người e ngại về tính khả thi khi số lượng DNNN phải cổ phần hóa quá lớn, khả năng của thị trường khó mà hấp thụ hết lượng cổ phần được chào bán.

Lấy dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, gần 5 tháng đầu năm tính đến ngày 14/5/2014, đã có 25 doanh nghiệp nhà nước thực hiện đấu giá chào bán cổ phần lần đầu (IPO). Doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất là Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng (cổ phần hóa ngày 14/05/2014, vốn điều lệ 3.270 tỷ), đứng thứ hai là Tổng công ty Viglacera (cổ phần hóa ngày 20/02/2014, vốn điều lệ 3.070 tỷ).

Có 4 Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng bao gồm: Tổng công ty Viglacera, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng Công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam Viwaseen, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. 4 Tổng công ty này đều có tỷ lệ thành công không cao.

Bộ Giao thông vận tải chiếm áp đảo với 9 tổng công ty được cổ phần hóa.

"Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước” - Ảnh 1

Nếu phân loại theo tỷ lệ thành công, có 11 doanh nghiệp đạt tỷ lệ thành công 100%.

"Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước” - Ảnh 2

Trong khi đó, có những doanh nghiệp chỉ bán được dưới 5% số cổ phần chào bán. Thấp nhất là Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 8, bán được 37.000 cổ phần trên tổng số hơn 10 triệu cổ phần chào bán, tỷ lệ thành công là 0,37%.

"Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước” - Ảnh 3

Kết quả đấu giá của 25 doanh nghiệp này cho thấy, chỉ duy nhất có Tổng công ty Viglacera bán được 10.100.000 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài – chiếm 52% số cổ phần bán được. Các doanh nghiệp khác không bán cổ phần nào cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trên sở giao dịch Hồ Chí Minh, có 4 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Tỷ lệ thành công cao nhất thuộc về công ty TNHH MTV Đăng kiểm xe cơ giới Tây Ninh nhưng cũng chỉ đạt 37%, tương đương thu về 6 tỷ đồng. 1 Tổng công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải đã được đấu giá trên sàn này, đó là Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 - TNHH Một thành viên, bán được 567.400 cổ phần trên tổng số 1.550.400 cổ phần chào bán với giá bình quân là 10.000 đồng/cổ phần. Tỷ lệ thành công của cuộc đấu giá này là 4,1% tương đương với việc thu về 11,7 tỷ đồng.

"Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong một doanh nghiệp nhà nước” - Ảnh 4

Tổng kết trên cả 2 sàn, tổng giá trị cổ phần bán được là 1.662 tỷ.

Như vậy, trong 4,5 tháng đầu năm đã có 29 DNNN đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Con số này so với tính toán “mỗi ngày cổ phần hóa một DNNN” còn quá khiêm tốn. Tuy nhiên, theo tiết lộ của một lãnh đạo phụ trách mảng tư vấn tài chính tại một công ty chứng khoán thì về cơ bản, danh sách các DNNN sẽ cổ phần hóa, lộ trình, phương án bán cổ phần, đã “xong xuôi” được 90%.

Theo Trí Thức Trẻ

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục