Thị trường BĐS: Xu hướng hồi phục đi lên

Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực như: Cơ cấu nguồn cung nhà ở đã bắt đầu có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, số lượng giao dịch các dự án bất động sản trên thị trường tăng lên, lòng tin của họ đối với bất động sản đã có bắt đầu quay trở lại.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu ấm lên rõ rệt là nhận định của các chuyên gia về BĐS trong buổi giao lưu trực tuyến “Thực trạng và triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội. Điểm tích cực nhất trong thời gian qua chính là việc cơ cấu nguồn cung nhà ở đã bắt đầu có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp BĐS đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình chuyển sang phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) hay chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước để giảm giá thành. Phân khúc NƠXH và những căn hộ có diện tích nhỏ được khách hàng rất quan tâm và đón chờ. Phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện có mức giá vừa phải được ưa chuộng nhiều, có tính thanh khoản cao, các giao dịch có chiều hướng tăng.

Thị trường BĐS: Xu hướng hồi phục đi lên - Ảnh 1

Tòa nhà CT6 Đặng Xá

Dự án NƠXH tại khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm - Hà Nội là một ví dụ cụ thể. Theo đó, chủ đầu tư mở bán 144 căn hộ có diện tích từ 47 - 69 m2, giá bán trung bình 13,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì). Chỉ trong nửa tháng, chủ đầu tư đã bán được 118 căn, đạt tỷ lệ hơn 80% số căn hộ chào bán. Hay tại dự án Ehom4 của Công ty Nam Long, Tp.HCM, sau khi mở bán được một tuần cũng đã bán được hơn 80% số căn hộ. Ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục QL nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây Dựng cho biết, thời gian qua số lượng giao dịch các dự án bất động sản trên thị trường tăng lên rõ rệtĐã có tới khoảng 6.350 dự án giao dịch thành công. Quý I có 800 giao dịch, quý II có 1.050 giao dịch, quý III có 1.800 giao dịch, quý IV có 3.000 giao dịch. Như vậy quý IV giao dịch tăng gấp 4 lần quý I và 3 lần quý II.

Thị trường BĐS: Xu hướng hồi phục đi lên - Ảnh 2

Khách hàng tìm kiếm thông tin tại sàn giao dịch bất động sản Đất Xanh

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thời điểm hiện nay, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, hầu hết các dự án đã giảm từ 10 - 30% giá bán, thậm chí nhiều dự án như: Dự án Sunrise City của Công ty CP Đầu tư địa ốc NoVa, dự án Everrich 3 của Công ty Phát Đạt tại Tp.HCM đã giảm giá tới gần 50% so với giá bán tại thời điểm "nóng", trở về giá tương đương thời điểm năm 2006.

Thị trường bất động sản hiện đang ấm dần lên đón nhận nhiều thông tin tích cực. Nổi bật phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, có giá bán hợp lý. Về tâm lý khách hàng, lòng tin của họ đối với bất động sản đã có bắt đầu quay trở lại.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản chuyển biến tích cực còn thể hiện ở lượng hàng tồn kho giảm nhiều từ đầu năm 2013 đến nay. Tính trên phạm vi toàn quốc, giá trị tồn kho BĐS có xu thế ngày càng giảm. Giá trị tồn kho BĐS đến tháng 9/2013 là 101.889 tỷ đồng, đã giảm 4.206 tỷ đồng (tương đương 3,96%) so với tháng 8/2013. Con số này so với tháng 3/2013 thì đã giảm được 128.549 tỷ đồng. Tính đến ngày 25/2, tổng số bất động sản tồn kho trên địa bàn Hà Nội vào khoảng 12.601 tỷ đồng, giảm gần 369 tỷ đồng (giảm 2,8%) so với tháng 12/2013 và giảm khoảng 23% so với cùng kỳ 2013; trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là 3.458 căn, tương đương 3.887 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng là 3.122 căn, tương đương 9.083 tỷ đồng.

Tuy nhiên lượng hàng tồn kho này chủ yếu  tập trung ở các dự án xa trung tâm, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, các chung cư có diện tích căn hộ lớn (trên 100m2), giá bán cao.

Thời gian qua các chủ đầu tư, đơn vị phân phối sản phẩm bất động sản cũng đã những nỗ lực, cố gắng và sáng tạo hết mình trong cách làm đã góp phần thúc đẩy thị trường và khơi dậy lại lòng tin của khách hàng.

Mặc dù các biểu hiện của thị trường thời gian vừa qua dù đã tốt nhưng vẫn chưa ổn định, thiếu bền vững và còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần sự quyết tâm và nỗ lực không chỉ của ngành xây dựng mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các ngành, các cấp, các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ cũng lưu ý rằng các chính sách điều tiết thị trường cũng cần có thời gian để có thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

T.T (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục