Giải pháp nào cho thực trạng nước bẩn "hãi hùng" tại chung cư HN?

(Kinhdoanhnet) - Từ nội cho đến ngoại thành Hà Nội, hàng nghìn hộ dân đang phải chịu cảnh dùng nước sinh hoạt bẩn, nước ô nhiễm có màu vàng khè, thậm chí là nước nhiễm độc nặng… gây bức xúc trong dư luận. Trước thực trạng này, giải pháp về công nghệ lọc nước sạch trong các dự án nhà chung cư, các khu đô thị đang là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe của người dân.

"Nước bẩn” bủa vây Thủ đô!

Đánh giá về thực trạng nước của Hà Nội, vừa qua, Sở Tài nguyên & môi trường đã có báo cáo phân tích các mẫu nước được lấy từ nhiều nơi trên địa bàn TP. Cụ thể, với 150 mẫu nước được lấy từ các điểm khoan tại gần 200 giếng khoan khai thác nước quy mô công nghiệp và hàng nghìn giếng khoan khai thác nước giếng kiểu nhỏ lẻ, trong đó có giếng khoan Unicef của các hộ gia đình, đồng thời kết hợp với các tài liệu quan trắc nước dưới đất tại nhiều khu vực của Hà Nội cho thấy, diện tích nguồn nước ngầm bị ô nhiễm tại Hà Nội đang có dấu hiệu mở rộng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước ngầm. 

Trong khi đó, theo công ty Môi trường đô thị Hà Nội, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thủ đô hiện nay chủ yếu là nước ngầm. Ô nhiễm nguồn nước ngầm chính là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước cung cấp cho người dân không đảm bảo và nguy cơ sử dụng “nước bẩn” luôn nằm trong tình trạng báo động. Thực tế tại nhiều quận, huyện của Hà Nội hiện đang được các nhà khoa học liệt kê vào danh sách có chất lượng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân.

Giải pháp nào cho thực trạng nước bẩn "hãi hùng" tại chung cư HN? - Ảnh 1
Tại nhiều khu chung cư ở Hà Nội, người dân đang phải dùng nước bẩn để sinh hoạt. Lõi lọc nước bám cặn bẩn đen sì sau 1 tuần sử dụng

Đơn cử như tại khu vực phía tây Hà Nội và khu vực các huyện ngoại thành, theo kết quả nghiên cứu của Sở Tài nguyên & môi trường, nguồn nước ngầm ở cả hai tầng chứa nước nông và sâu đều bị ô nhiễm các chất như amoni và asen.

Nghiêm trọng hơn, theo ánh giá của Unicef cũng cho thấy, khu vực phía nam Hà Nội, ô nhiễm asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc, đặc biệt tại một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, khu vực Thanh Trì. Tại huyện Quốc Oai, hàm lượng asen cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Còn tại huyện Đan Phượng, hàm lượng amoni trung bình vượt tiêu chuẩn cho phép tới 233 lần. 

Nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm này, theo nhiều nhà khoa học nhận định là do 40% lượng bổ sung cho nước ngầm của Hà Nội là từ nước mặt (các sông hồ), trong khi các nơi này lại đang bị nhiễm bẩn trầm trọng bởi nước thải và rác. 

Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ở một số nhà máy nước phía nam và tây nam thành phố như Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân... đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tại, lượng nước thải sản xuất của 274 nhà máy, xí nghiệp, 540 cơ sở dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công nghiệp, 3.350 tổ sản xuất và sinh hoạt của hàng triệu người dân đều chủ yếu xả trực tiếp ra sông hồ mà không qua xử lý. 

Hệ quả tất yếu của thực trạng này là tại nhiều khu chung cư ở Hà Nội, người dân đang phải dùng nước bẩn để sinh hoạt. Tại chung cư Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội, người dân đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen (As) cao hơn gấp 1,4 lần so với quy định.

Thậm chí tại khu vực Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội kết quả xét nghiệm cho thấy Asen trong mẫu nước ở đây cao gấp 40 lần so với mức cho phép.

Kết quả kiểm tra, giám sát của Sở Xây dựng Hà Nội vừa qua đối với chất lượng nước của hàng loạt các dự án nhà chung cư trên địa bàn thành phố thời gian như CT9-Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai; Sông Hồng Parkview 165 Thái Hà, quận Đống Đa; Chung cư Meco Complex, 102 Trường Chinh, quận Đống Đa… đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thực trạng đáng báo động này đang khiến những cư dân thủ đô vô cùng hoang mang khi không biết tương lai sức khoẻ của mình sẽ đi đâu về đâu?

Cần lắm những “điểm sáng” về nước sạch trong tương lai của Hà Nội

Để khắc phục thực trạng nước bẩn, đến nay, Hà Nội đã có khoảng 6 trạm xử lý nước thải với tổng công suất khoảng hơn 260.000m3/ngày - đêm đang hoạt động và dự kiến 5 trạm xử lý nữa đang dự kiến được đầu tư xây dựng với tổng công suất gần 400.000m3/ngày - đêm. 

Tuy nhiên, để giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước, một số chuyên gia cho rằng, do lượng nước thải chưa qua xử lý của Hà Nội ngày càng tăng do áp lực dân cư tại các khu đô thị vì vậy, về lâu dài, Hà Nội có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng cách kiểm soát lượng nước thải từ các nhà máy, bệnh viện, chất thải, nước thải sinh hoạt. Riêng đối với hệ thống sông ngòi cần phải nạo vét, làm trong nguồn nước chảy qua. Để làm được việc này không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.

Giải pháp nào cho thực trạng nước bẩn "hãi hùng" tại chung cư HN? - Ảnh 2
Dự án Ecolife Capitol sử dụng công nghệ lọc nước UF từ Nhật Bản, nước sạch uống tại vòi được cung cấp đến tất cả các căn hộ của dự án

Mới đây, một dự án chung cư mới tại Hà Nội của CĐT Capital House, EcoLife Capitol đã gây được sự quan tâm rất lớn của dư luận khi tiên phong áp dụng công nghệ lọc nước UF cho phép cư dân thoải mái uống nước từ bất kỳ vòi nước nào trong căn hộ của mình.

Theo thông tin từ đại diện đơn vị CĐT cho biết, công nghệ mới này có thể lọc sạch các tạp chất có kích thước nhỏ hơn cả vi khuẩn, loại bỏ dầu, mỡ, hydroxit kim loại, chất keo, nhũ tương, chất rắn lơ lửng, và hầu hết các phân tử lớn từ nước và các dung dịch khác như phấn hoa, tảo, kí sinh trùng, virut, và vi trùng gây bệnh… và đặc biệt là có thể triệt tiêu được vi khuẩn tới 99.9%, dường như không còn vi khuẩn. Các phân tử có kích thước lớn hơn như các loại tạp chất, virus, vi khuẩn sẽ bị giữ lại và thải xả ra ngoài, trong khi đó, vẫn giữ lại khoáng chất có lợi cho sức khỏe và không lãng phí tài nguyên nước. 

Trước thực trạng “nước bẩn” đáng báo động tại Hà Nội, dự án EcoLife Capitol thực sự là một điểm sáng về nước sạch. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là không phải chủ đầu tư dự án nào cũng đủ tâm và đủ tầm, bỏ ra một khoản chi phí đầu tư khá lớn như vậy để mang đến lợi ích thiết thực cho người mua nhà như Capital House!

Và hệ quả tất yếu là nhiều hộ dân thủ đô rõ ràng được sử dụng nước máy nhưng vẫn phải bỏ tiền ra mua các máy lọc nước để lọc các cặn bẩn trong nước, sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng các máy này có giá thành khá cao, mỗi chiếc máy lọc nước rẻ nhất cũng phải từ 5 - 7 triệu đồng. Trong khi đó, chất lượng nước sau khi lọc cũng chưa có gì đảm bảo là đạt tiêu chuẩn và an toàn.

Mai Phương

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục