Năm 2015: Thị trường BĐS vẫn tiếp tục khó khăn?

(Kinhdoanhnet) - Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh (HoREA) tại buổi họp đánh giá hoạt động 9 tháng đầu năm 2014 về thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh được tổ chức vào chiều ngày 31/10. Theo đó, ông Châu cho biết, Mặc dù thị trường bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục nhưng về cơ bản vẫn tiếp tục khó khăn từ nay đến cuối năm và cả trong năm 2015.

Năm 2015: Thị trường BĐS vẫn tiếp tục khó khăn? - Ảnh 1
Năm 2015: Thị trường BĐS vẫn tiếp tục khó khăn?

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhìn một cách tổng quát, thị trường BĐS vẫn còn nằm trong tình trạng bị đình đốn và rất khó khăn, ảnh hưởng đến tất cả các chủ thể có liên quan. Trước hết là đối với doanh nghiệp (DN) phát triển đầu tư, kinh doanh BĐS; sau đó là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, người tiêu dùng là người thu nhập thấp đô thị; làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước; tác động tiêu cực đến các ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất và thị trường lao động.

Ngoài tình hình khó khăn chung của thị trường, theo phản ánh của các DN BĐS, các DN vẫn đang gặp phải không ít khó khăn. Về lãi suất, hiện nay các DN BĐS vẫn phải trả lãi vay ở mức 13%/năm và thị trường BĐS vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào ngoài gói 30.000 tỉ đồng. Trong khi đó gói 30.000 tỉ đồng lại giải ngân rất chậm, cho đến nay mới chỉ đạt khoảng 10% và hiện tại cũng mới chỉ có 2 DN BĐS tại TP.HCM tiếp cận được nguồn tín dụng từ gói hỗ trợ này.

Bên cạnh khó khăn về lãi suất, thủ tục hành chính vẫn đè nặng lên các DN mặc dù đã có nhiều cải thiện hơn trước, tình trạng bị “ngâm” hồ sơ vẫn tiếp diễn và mặc dù đã có một số thủ tục được giảm đi nhưng lại có thêm nhiều thủ tục phát sinh làm khó DN trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức cho rằng, mặc dù Quốc hội đang tập trung sửa đổi nhiều Luật, tuy nhiên, tư duy pháp luật còn chưa thông thoáng, không liên thông giữa các bộ, ngành và các Luật với nhau. “Hiện nay cái khó nhất của DN BĐS vẫn là thể chế, dường như quy định của nhà nước ngày càng phức tạp và khó khăn. Còn có rất nhiều quy định đang làm khó DN như các quy định về kí quỹ , bảo lãnh...", ông Hiếu nói.

Ngoài ra, theo các DN BĐS, mặc dù Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa tháo gỡ được nút thắt về tiền sử dụng đất cho DN BĐS. Tiền sử dụng đất vẫn đang là gánh nặng, là ẩn số đối với DN và người tiêu dùng phải gánh chịu chi phí về tiền sử dụng đất khi mua nhà.

Cũng theo HoREA, trong 9 tháng 2014, thị trường bất động sản Tp.HCM đã có dấu hiệu hồi phục với số lượng giao dịch tăng, phân khúc thị trường căn hộ có quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 vẫn là phân khúc thị trường chủ đạo và phát triển tương đối ổn định. Bên cạnh đó, trong phân khúc cao cấp, những dự án có vị trí tốt, nhiều tiện ích của các chủ đầu tư uy tín vẫn được thị trường đón nhận, dù không bằng thời kỳ trước.

Đáng chú ý, Tp.HCM hiện vẫn còn hơn 8.600 căn hộ tồn kho. Trong đó, có hơn 1.100 căn hộ ở các dự án đã hoàn thành hoặc đang hoàn thiện; hơn 750 căn hộ còn lại chủ yếu là có diện tích lớn trên 70 m2, dự án ở vị trí không thuận lợi, chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hoặc các dự án chậm tiến độ.

Trong khi đó, vấn đề vốn, lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn chưa cải thiện được là bao. Hầu hết các doanh nghiệp, chủ đầu tư vẫn phải vay với lãi suất ở mức 13%/năm và thị trường dường như vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào ngoài gói 30.000 tỷ đồng. Gói 30.000 tỷ đồng giải ngân đến thời điểm này cũng mới chỉ đạt khoảng 10% và hiện tại Tp.HCM mới chỉ có 2 doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng từ gói hỗ trợ này.

Theo HoREA, bên cạnh khó khăn về lãi suất, thủ tục hành chính vẫn đè nặng lên các doanh nghiệp cho dù đã có nhiều cải thiện hơn trước. Tình trạng bị “ngâm” hồ sơ vẫn tiếp diễn vì trên thực tế đã có một số thủ tục được giảm đi nhưng lại có thêm nhiều thủ tục phát sinh làm khó doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Nói về thực tế này, Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu, cho rằng, mặc dù Quốc hội đang tập trung sửa đổi nhiều luật, tuy nhiên, tư duy pháp luật còn chưa thông thoáng, không liên thông giữa các bộ, ngành và các luật với nhau. “Hiện nay cái khó nhất của doanh nghiệp bất động sản vẫn là thể chế, dường như quy định của nhà nước ngày càng phức tạp và khó khăn. Còn có rất nhiều quy định đang làm khó doanh nghiệp như các quy định về ký quỹ, bảo lãnh...", ông Hiếu nói.

Để thị trường thể hồi phục và ổn định, HoREA kiến nghị tăng thời hạn cho người tiêu dùng vay lên đến 20 năm; ân hạn 3 năm đầu cho người tiêu dùng chưa phải lãi vay và nợ gốc; Ngân hàng Nhà nước thống nhất hướng dẫn các ngân hàng thương mại sau khi đã nhận được tài sản thế chấp là căn hộ hình thành trong tương lai, để đảm bảo cho khoản vay mua căn hộ này thì không đòi hỏi thêm thủ tục nào khác.

Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp đang đầu tư dở dang các dự án nhà ở thương mại quy mô dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được vay vốn ưu đãi này để hoàn thiện nhà, góp phần tăng sản phẩm cho thị trường và giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu. Tổ chức này cũng mong muốn Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cho phép chủ đầu tư thứ cấp các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại dưới 1,5 tỷ đồng/căn khi bán nhà cho khách hàng cũng được vay vốn từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo VnEconomy, Báo Hải Quan)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục