Viết tiếp bài: Nghi vấn dự án Shophouse 24h Vạn Phúc- Hà Đông "lách thuế” - Luật sư nói gì?

(Kinhdoanhnet)- Như Báo Kinh doanh và pháp luật đã phản ánh về Dự án Shophouse 24h Vạn Phúc- Hà Đông của chủ đầu tư Hải Phát chào bán giá “khủng” với mức giá chênh lệch so với hợp đồng ký kết. Luật sư Bùi Quang Hưng- Văn phòng luật sư BQH và cộng sự đã có quan điểm về vấn đề này.

Viết tiếp bài: Nghi vấn dự án Shophouse 24h Vạn Phúc- Hà Đông "lách thuế” - Luật sư nói gì? - Ảnh 1
Dự án Shophouse 24h đang trong giai đoạn hoàn thiện

Như báo Kinh doanh và pháp luật đã phản ánh, dự án BĐS Shophouse 24h được quảng cáo là khu phố thương mại lớn nhất khu vực phía Tây Hà Nội, do Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư. Với diện tích 7.192m2, dự án gồm 125 căn shophouse có diện tích từ 50 – 60m2 mỗi căn được thiết kế 3 tầng nổi, 1 tầng hầm, 1 tum hướng trực diện ra mặt đường Tố Hữu - Hà Đông. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 7/2016 và dự kiến bàn giao nhà cho khách hàng vào Quý I/2017.

Giá bán mỗi căn liền kề này ra thị trường ở từng thời điểm là khác nhau. Hiện tại dự án đã bước vào giai đoạn "chín" nên mức giá bán ra từ 170-175 triệu/m2  với 2 loại diện tích từ 50m2 đến  60 m2.

Tuy nhiên, điểm gây “sốc” nhất có lẽ là khoảng chênh lệch “siêu lớn” giữa mức giá ghi trong hợp đồng và giá bán trên thực tế. Nếu như giá bán trên thực tế khoảng từ 170-175 triệu/m2 thì giá bán ghi trong hợp đồng có thời điểm chỉ 80triệu/ m2. Đáng chú ý, khoản thu chênh lệch này không hề được nhắc đến trong hợp đồng mua bán, người mua cũng không được cung cấp bất cứ  hóa đơn, chứng từ nào cho khoản chênh này.

Viết tiếp bài: Nghi vấn dự án Shophouse 24h Vạn Phúc- Hà Đông "lách thuế” - Luật sư nói gì? - Ảnh 2
Giá bán thực tế trên hợp đồng thấp hơn nhiều so với giá bảng hàng của nhân viên xưng danh sàn giao dịch BĐS Hải Phát chào khách

Viết tiếp bài: Nghi vấn dự án Shophouse 24h Vạn Phúc- Hà Đông "lách thuế” - Luật sư nói gì? - Ảnh 3
Tuy nhiên, bảng giá chào bán cho khách hàng lại lên đến 170 triệu đồng/m2, tức chênh lệch ít nhất 30 giá so với mức ký trên hợp đồng

Trao đổi với PV, Luật sư Bùi Quang Hưng- Văn phòng luật sư BQH và cộng sự, ông Hưng cho biết: “ Theo quy định của pháp luật thì tất cả các hợp đồng mua bán thương mại phải có chứng từ, hóa đơn, giấy biên nhận. Trong trường hợp này, nếu khách hàng phải bỏ ra 170-175 triệu để mua một m2 đất trong khi trong hợp đồng chỉ ghi 80- 140 triệu/m2 thì khách hàng tự dưng sẽ bị mất một số tiền không hề nhỏ. Nếu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, khách hàng không muốn mua nữa mà muốn lấy lại tiền thì không thể đòi lại được số tiền bên ngoài hợp đồng. 

Đương nhiên, đây là thiệt thòi lớn đối với người mua. Có thể chủ dầu tư sẵn sàng trả lại tiền cho khách hàng nhưng sẽ chỉ trả lại số tiền ghi trong hợp đồng.... Trên thực tế, đây cũng có thể coi là hành vi trốn thuế. Với số tiền thu chênh lệch lớn như vậy, Nhà nước sẽ không tính được chính xác khoản thuế 20% so với giá doanh thu mà chủ đầu tư được nhận về. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án bất động sản, phía doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều chi phí phát sinh không có hóa đơn nhưng về nguyên tắc phải tự cân đối cho hợp lý. Một khi đã bán cho khách hàng thì mua bán phải rõ ràng, rành mạch, sòng phẳng chứ không thể nào hợp đồng một mức, thu trên thực tế một mức khác như vậy được”.

Một nguồn tin riêng được biết đây là dự án chủ đầu tư đấu giá quyền thuê đất làng nghề Vạn Phúc của thành phố Hà Nội để thực hiện dự án khu thương mại dịch vụ, có thời hạn 50 năm, chứ không phải là dự án đất ở đất ở đô thị. Việc chủ đầu tư rao bán căn hộ với hình thức HĐMB nhà có đúng với quy định của pháp luật? 

Báo Kinh doanh và pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Hữu Nam- Phan Giang

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục