Trình Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc cho Codontel

Dù mới du nhập vào Việt nam nhưng condotel đã nhanh chóng bùng nổ với hàng chục nghìn căn hộ được bán ra trên thị trường. Thế nhưng tính pháp lý của loại hình bất động sản này lại đang gặp nhiều vướng mắc bởi chưa được đề cập đến trong các văn bản luật hiện hành.

Để gỡ vướng cho thị trường Codontel, chiều 16/3, tại Bình Định đã diễn ra hội thảo "Đầu tư Condotel: Thực tế, triển vọng và giải pháp" thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, diễn giả và các nhà quản lý.

Trình Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc cho Codontel - Ảnh 1
Hội thảo "Đầu tư Condotel: Thực tế, triển vọng và giải pháp" thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà quản lý.

 

Đây là lần đầu tiên, đại diện 4 Bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cùng với lãnh đạo các tỉnh, sở ngành địa phương cùng ngồi lại giải đáp thắc mắc và góp phần gỡ bỏ những rào cản cho nhà đầu tư khi mua căn hộ condotel.

Đây cũng là hội thảo về condotel có quy mô lớn nhất tới nay tại Việt Nam, với sự góp mặt của 500 khách mời bao gồm lãnh đạo của gần 10 địa phương cùng các chuyên gia, doanh nghiệp, các chủ đầu tư lớn…

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất đống sản Việt Nam, trong năm 2017 thị trường condotel đã nhanh chóng phát triển mạnh trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam. Lượng cung của các sản phẩn condotel của các dự án lên đến con số 22.837 căn.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của loại hình condotel khiến khung pháp lý cho loại hình này chưa theo kịp và đang là điểm nghẽn cho thị trường loại hình này.

Nói về một số nội dung còn vướng mắc đối với mô hình condotel, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nay việc áp dụng tính toán chỉ tiêu kiến trúc kỹ thuật công trình có căn hộ condel hiện chưa rõ ràng. Hiện mới có chỉ tiêu dân số với khu vực nhà ở, chưa có đối với condotel nên nếu không có quy định bổ sung sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu dân số địa phương.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thương mại dịch vụ có thời hạn là 50 năm nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể liên quan đến condotel, là đất thương mại dịch vụ hay đất ở. Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khuyến nghị là nên cấp theo diện đất ở lâu dài.

Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến kinh doanh mua bán chuyển nhượng chưa rõ ràng, với điều kiện bán sản phẩm hình thành trong tương lai, bảo lãnh cho thuê mua và đặc biệt là quy định bán căn hộ cho người nước ngoài...

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, Bộ Văn hóa, thể thao & du lịch, hiện nay nguồn cung condotel đang rất nhiều báo động dư thừa trong tương lai.

Ông Tuấn cho biết, sự phát triển quá nóng của condotel khiến các địa phương như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang đang có dấu hiệu "khủng hoảng thừa" loại hình condotel.

Về phần mình, ông Vũ Văn Phấn - Cục phó Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản cho biết:Liên quan đến phân khúc sản phẩm Condotel, hiện Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, và Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

"Chúng tôi cũng tham khảo ý kiến các chuyên gia Đặng Hùng Võ, ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam… để các vướng mắc trong thị trường condotel được gỡ tốt hơn. Vì trong quá trình đầu tư, kinh doanh condotel liên quan đến các Bộ ngành, chúng tôi đã và sẽ phối hợp để giải quyết các vấn đề về phát triển condotel. Chúng tôi đang trình Thủ tướng về vấn đề này".

Đứng về phía doang nghiệp, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nhấn mạnh trong thời gian chưa có luật riêng cho mô hình này thì trước mắt cần phải bàn đến giải pháp sao cho thị trường Condotel phát triển.

"Thực tế là condotel đang tồn tại, triển vọng tốt. Vậy cần tìm giải pháp cho lãnh đạo ngành, tỉnh vốn đang lúng túng. Các tỉnh xin ý kiến của bộ ngành xem hướng dẫn các tỉnh, thành trong cả nước áp dụng chung. Không có chuyện mỗi tỉnh áp dụng một quy định riêng", ông nói.


Theo VnFinace.vn

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục