Thu phí bảo trì 2%/giá bán căn hộ là "Bất công"?

(Kinhdoanhnet) - Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành gửi đến Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Tp.HCM và Hiệp hội bất động sản Tp.HCM.

 

Thu phí bảo trì 2%/giá bán căn hộ là "Bất công"? - Ảnh 1
Việc thu phí bảo trì chung cư 2% trên giá bán căn hộ là bất công?

Qua quá trình hoạt động quản lý và vận hành các chung cư trong thời gian qua, ông Đực cho rằng, việc thu phí bảo trì chung cư 2% trên giá bán căn hộ là bất công. Vì giá bán căn hộ tùy thuộc vào từng thời điểm và vị trí nên có thể chênh nhau đến 30%. Nếu cứ ấn định thu phí bằng 2% giá bán thì thiệt thòi cho những người mua nhà cao giá, họ phải đóng phí bảo trì cao hơn những người khác dù căn hộ có cùng diện tích.

Bên cạnh đó, số tiền quỹ bảo trì của một chung cư là khá lớn, trung bình khoảng 10 tỷ đồng/chung cư, cá biệt có những chung cư lớn, số lượng căn hộ nhiều thì khoản tiền bảo trì này có thể lên đến trăm tỷ. Đây là một số tiền lớn, nhưng không được đưa vào sản xuất mà phải gửi ngân hàng. Mặt khác, chỉ có 2 người trong ban quản trị quản lý số tiền này nên rất rủi ro cho những người dân khác trong chung cư.

Thực tế có nhiều người thấy được nguồn lợi này nên đã rất hăng hái ứng cử và vận động để được vào ban quản trị, họ chỉ có tài sản khoảng 1 tỷ đồng nhưng lại được nhiều quyền lợi và quyền lực như “chủ chung cư”. Trong khi đó chủ đầu tư lại bị đưa ra ngoài, chỉ giữ chức phó ban quản trị không quyền lực và quyền lợi.

Từ những phân tích trên, Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành kiến nghị không nên thu phí bảo trì bằng 2% giá bán căn hộ vì như vậy sẽ dễ nảy sinh tiêu cực trong quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân chung cư.

Đồng thời, chỉ nên thu phí bảo trì từ 10.000 – 20.000 đồng/m2 căn hộ cho từng đợt tùy theo nhu cầu duy tu, bảo dưỡng, không nên để tồn số tiền quá lớn cho 2 người trong ban quản trị. Cho phép 2-3 người trong ban quản trị quản lý số tiền bảo trì nhưng trong đó phải có 1 người là đại diện chủ đầu tư tham gia.

Bên cạnh đó, với mức phí bảo trì chung cư hiện nay là 2% trên giá trị hợp đồng (chưa VAT), nhiều ý kiến đang cho rằng mức phí như vậy là quá lớn so với người dân. Bởi với số phí này, giá thành căn hộ sẽ bị đội lên cao, gây khó khăn cho việc tiếp cận mua nhà của những người có thu nhập thấp. Luật quy định đóng phí bảo trì 2% như hiện nay là quá lớn so với người dân. Bởi với số phí này, giá thành căn hộ sẽ bị đội lên cao, gây khó khăn cho việc tiếp cận mua nhà của những người có thu nhập thấp. Ngoài ra, trường hợp chủ đầu tư sau khi thu của người dân chiếm giữ không trả thì người dân là bên chịu thiệt. Luật định ra phí bảo trì nhằm đảm bảo vấn đề vận hành, bảo dưỡng chung cư nhưng cái này vô tình làm lợi cho chủ đầu tư.

Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì thu 2% thì hạ xuống còn 0,3%-0,5%. Những chung cư có BQT quản lý tốt thì số tiền này đã đủ để bảo trì các hạng mục của chung cư. Ông Đực lấy ví dụ: Hai chung cư Thái An 1, 2 của công ty ông không thu 2% phí bảo trì nhưng vẫn được vận hành tốt. Hiện nay trong quỹ chung cư số tiền đã dư đến 600-700 triệu đồng.

Trao đổi với một số lãnh đạo công ty bất động sản khác, nhiều người cũng đồng tình theo hướng giảm tỉ lệ thu phí bảo trì. Có người đề xuất thu khoảng 1% là phù hợp. Bên cạnh đó, theo quy định, phí bảo trì chung cư là 2% trên giá trị hợp đồng (chưa VAT), do bên mua đóng trước khi nhận bàn giao căn hộ. Dù Luật Nhà ở quy định rõ là sau khi chung cư bầu ban quản trị (BQT) thì chủ đầu tư phải bàn giao khoản phí này cho BQT nhưng thời gian qua, không phải chủ đầu tư nào cũng thực hiện đúng dẫn đến tranh chấp. Chuyên ban quản trị và phí bảo trì nhà chung cư vì thế luôn là vấn đề nóng của thị trường bất động sản.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo CafeLand, ĐTCK)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục