Chủ đầu tư "chây ì" phí bảo trì sẽ bị phạt

(Kinhdoanhnet) - Hầu hết các tranh chấp tại các toà nhà chung cư hiện nay đều là do sự xuống cấp của các toà nhà, việc thành lập ban quản trị... Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này bắt nguồn từ những quy định về Quỹ bảo trì nhà chung cư chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều nhà đầu tư cố tình “chây ì” chiếm dụng khoản tiền này khiến người dân vô cùng bức xúc.

Chủ đầu tư "chây ì" phí bảo trì sẽ bị phạt - Ảnh 1
Chủ đầu tư "chây ì" phí bảo trì sẽ bị phạt

Sáng ngày 27/8 vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội  về việc thực hiện pháp luật về nhà ở trên địa bàn Thủ đô, nhiều ý kiến cùng tập trung mổ xẻ những vướng mắc của việc thực hiện quy định về Quỹ bảo trì nhà chung cư, nhất là đối với các nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực, nhà tái định cư. 

Với các qui định của pháp luật hiện hành về vấn đề Quỹ bảo trì nhà tái định cư, cả chủ đầu tư và người dân đều “kêu” khó thực hiện. Theo quy định, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong nhà chung cư đối với các nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành (1/7/2006) bằng 2% giá trị bán căn hộ do chủ sở hữu đóng góp. Nhưng thực tế, quy định này “khó thực hiện, nhất là đối với nhà chung cư tái định cư. Chưa kể, thực trạng nhiều nhà đầu tư cố tình “chây ì”, chiếm dụng khoản tiền này không bàn giao lại cho Ban quản trị” – đại diện một số ban quản trị nhà chung cư phản ánh.

Theo quy định của Luật Nhà ở, chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao quản lý nhà chung cư có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung để tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị. Còn quỹ bảo trì chung cư được thành lập từ 2% giá trị các căn hộ được bán. Do đó, tổng kinh phí bảo trì của một.

Theo quyết định của Bộ Xây dựng, về quy chế quản lý sử dụng chung cư, ban quản trị sẽ nắm giữ tài khoản (hai cá nhân của ban quản trị sẽ đồng chủ tài khoản) tiền gửi để quản lý phí bảo trì chung cư. Nhưng thực tế, hội nghị nhà chung cư khó thực hiện, nhiều nhà chung cư đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa thể thành lập được ban quản trị do số người tham dự không đủ 50%. Việc thu phí bảo trì nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành (1/7/2006) khó thực hiện, nhất là đối với nhà chung cư tái định cư. Chưa kể, thực trạng nhiều nhà đầu tư cố tình “chây ì”, chiếm dụng khoản tiền này không bàn giao lại cho Ban quản trị.

Ông Nhuận, Trưởng ban Quản trị khu nhà T - Nhân Chính cho biết, Khu nhà T - Nhân Chính được bàn giao đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành. “Nay bảo người ta đóng phí bảo trì một cục thì ai đóng, trong khi căn hộ đó đã thay đi đổi lại mấy lần chủ. Tôi đề nghị quy định cụ thể việc thu, chi, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đối với nhà chung cư bán trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực. Nên chăng thu phí bảo trì theo tháng hoặc hàng quý cũng với phí quản lý, sử dụng nhà chung cư”. Cũng theo ông Nhuận, Ban Quản trị nhà chung cư T - Nhân Chính đã hoạt động 8 năm nhưng mới được công nhận cách đây 3 năm. “Ban quản trị nhà chung cư có nhiều hoạt động nhưng lại không có vị trí pháp lý nên rất khó khăn, vất vả”, ông Nhuận chia sẻ.

Bức xúc trước những vấn đề tồn tại do việc thực hiện các qui định về Quỹ bảo trì nhà chung cư không nghiêm, đại diện Ban Quản trị khu nhà T (Nhân Chính, Cầu Giấy) đề nghị quy định cụ thể việc thu, chi, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì đối với nhà chung cư bán trước ngày Luật nhà ở có hiệu lực. “Nên chăng thu phí bảo trì theo tháng hoặc hàng quý cũng với phí quản lý, sử dụng nhà chung cư” – đại diện này đưa ý kiến. 

Còn đại diện Ban quản trị khu chung cư KeangNam đề xuất, phải có chế tài cụ thể (như ngay lập tức bị cắt điện, cắt nước…) đối với những hộ dân cố tình “chây ì” không chịu đóng phí bảo trì nhà chung cư và cả chế tài mạnh nếu chủ đầu tư chây ì không nộp phí bảo trì đối với phần diện tích mà họ quản lý.

Thừa nhận có tình trạng “một số chủ đầu tư dây dưa, chiếm dụng quỹ này”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh, “Quỹ bảo trì nhà chung cư luật giao cho Ban quản trị quản lý, nhưng việc thực hiện không nghiêm nên Bộ sẽ có ý kiến đề xuất để đưa vào dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) các chế tài cụ thể như phạt lãi suất, quy định rõ diện tích sở hữu chung, riêng để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” thường gây ra những tranh chấp tại các nhà chung cư, nhất là các chung cư cao cấp với giá dịch vụ cao như hiện nay.”

Theo UBND TP Hà Nội, để giải quyết khúc mắc trong việc thực hiện quy định về Quỹ bảo trì nhà chung cư cần nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư phù hợp, quy định rõ trách nhiệm và chế tài đối với chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý nhà chung cư…

Mai Hoa - Tổng hợp theo Báo Thanh tra, baophapluat.vn)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục