Lùm xùm đấu giá nhà đất Bầu Kiên: Sai nghiêm trọng?

Vợ Bầu Kiên có nhiều khiếu nại việc không được thực hiện quyền ưu tiên mua, không được tự nguyện nộp tiền để nhận lại căn nhà khi thi hành án.

Lùm xùm thi hành án, đấu giá nhà đất của Bầu Kiên tại số 5 Hồ Biểu Chánh (phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM) tiếp tục nhận được các ý kiến góc nhìn khoa học pháp lý, dưới đây là phân tích pháp lý khách quan của Luật sư Hoàng Đôn Hùng.

Ngoài việc phải chịu hình phạt tù, Bầu Kiên đã bị Tòa tuyên có nghĩa vụ nộp 75 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Việc thi hành án với bầu Kiên do Cục Thi hành án TP. Hà Nội (THA Hà Nội) thực hiện. THA Hà Nội đã ủy thác cho Chi cục Thi hành án quận 10 TP.HCM (THA quận 10) thi hành án. THA quận 10 đã kê biên xử lý 3 căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng bầu Kiên tại quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Quá trình THA bà Đặng Ngọc Lan, vợ Bầu Kiên đã nộp tiền để nhận lại hai căn nhà tại quận 10, quận Bình Thạnh. Riêng căn nhà tại số 5 Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận bị THA quận 10 bán đấu giá với giá khởi điểm 29,74 tỷ đồng. Công ty CP đầu tư và thương mại DIC trúng đấu giá với giá 29,8 tỷ đồng, cao hơn giá khởi điểm 60 triệu đồng. Trước và sau khi căn nhà này bị bán đấu giá, bà Lan vợ Bầu Kiên đã có nhiều tố cáo, khiếu nại THA quận 10 về việc không được thực hiện quyền ưu tiên mua, không được tự nguyện nộp tiền để nhận lại căn nhà…

Lùm xùm đấu giá nhà đất Bầu Kiên: Sai nghiêm trọng? - Ảnh 1
Nhà đất rộng 360 m2 tại số 5 Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận

Chưa xác định được giá trị tài sản thi hành án thì phải từ chối tiếp nhận uỷ thác

Theo quy định tại Nghị định số 62 năm 2015 về thi hành án dân sự thì: Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì THA thực hiện ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất. Trên thực tế khi tiếp nhận ủy thác thì THA quận 10 đã không xác định trong 3 tài sản tại TP.HCM (quận 10, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận) của vợ chồng Bầu Kiên thì tài sản nào có giá trị lớn nhất. Sau khi được định giá bởi chính THA quận 10, thì tài sản tại quận 10 có giá trị 29,15 tỷ đồng, tài sản tại quận Bình Thạnh có giá trị 42,6 tỷ đồng, tài sản tại số 5 Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận (bị bán đấu giá) có giá trị 29,74 tỷ đồng. Như vậy, tài sản tại quận 10 là tài sản có giá trị nhỏ nhất, THA quận 10 không có thẩm quyền tiếp nhận ủy thác thi hành án trong trường hợp này.

Theo quy định pháp luật, khi tiếp nhận uỷ thác, THA Quận 10 phải biết giá trị các tài sản thi hành án để làm căn cứ xem xét việc tiếp nhận uỷ thác có đúng thẩm quyền không. Nếu chưa xác định được giá trị tài sản thi hành án thì phải từ chối tiếp nhận uỷ thác, vì chưa có căn cứ, phải yêu cầu THA Hà Nội (nơi uỷ thác) xác định giá trị tài sản để làm cơ sở xem xét tiếp nhận.

Khi đã nhận uỷ thác, sau khi có kết quả định giá, THA quận 10 biết rõ về giá trị tài sản tại quận 10 là nhỏ nhất, nhận thấy mình không có thẩm quyền theo luật định, thì phải trả lại hồ sơ, để THA Hà Nội uỷ thác cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

THA quận 10 đã tiếp nhận uỷ thác và ra quyết định thi hành án không đúng thẩm quyền. Do việc tiếp nhận uỷ thác không đúng thẩm quyền nên tất cả các quyết định, hành động của THAQuận 10 sau đó đều trái luật.

Tống đạt không hợp lệ

Nhiều văn bản, thông báo của THA quận 10 về việc xử lý căn nhà số 5 Hồ Biểu Chánh không được gửi, giao hợp lệ cho bà Lan vợ Bầu Kiên. Sau khi có khiếu nại, tố cáo của bà Lan, có ý kiến của VKS, THA quận 10 lại nêu đã “tống đạt cho bà Lan bằng cách niêm yết”.

Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự thì “Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp”. Bà Lan có địa chỉ cư trú rõ ràng, có số điện thoại liên lạc nhưng THA quận 10, Thừa phát lại Ba Đình (được THA quận 10 ủy quyền) không hề thông báo việc tống đạt cho bà Lan biết, không có giấy mời bà Lan lên nhận các văn bản, không chứng minh được việc không thể tống đạt cho bà Lan và không có biên bản xác định việc không tống đạt được cho bà Lan. Trong khi đó, bà Lan vẫn cư trú địa chỉ đã đăng ký, không trốn tránh.

Thừa phát lại Ba Đình không được THA Quận 10 uỷ quyền niêm yết và Thừa phát lại Ba Đình cũng không có chức năng niêm yết. Theo quy định tại Nghị định số 61 năm 2009, Nghị định 135 năm 2013 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì “Tống đạt”, “Niêm yết” là các khái niệm khác nhau. Tống đạt là việc giao văn bản, tài liệu, còn Niêm yết là việc thông báo. THA quận 10 nêu tống đạt bằng cách niêm yết là đánh tráo khái niệm.

Có cơ sở để khẳng định, việc tống đạt các văn bản của THA quận 10 cho bà Lan là không hợp lệ. Chính vì nguyên nhân này, bà Lan đã không thực hiện được các quyền hợp pháp của mình.

Định giá bất động sản không cần khảo sát hiện trạng?

Khi định giá tài sản, THA quận 10 và Công ty định giá đã không xác định hiện trạng thực tế của tài sản, vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá. THA quận 10 cho rằng đã xác định hiện trạng “bên ngoài” nhà, đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận giống như hiện trạng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Theo quy định pháp luật thì khi thẩm định giá tài sản bắt buộc phải khảo sát thực tế, thu thập thông tin về tài sản.

Xem tiếp >>

 

Theo baodatviet.vn

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục